Nghệ An

Chi tiết - Nghệ An

TỔNG QUAN TỈNH NGHỆ AN

Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 1 thành phố (Vinh), 3 thị xã (Thái Hòa, Cửa Lò, Hoàng Mai) và 17 huyện (Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Quế Phong, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Yên Thành, Nam Đàn, Đô Lương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Tương Dương).

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.997,1 ha, là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước.

1. Vị trí địa lý

Nghệ An nằm ở Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33′ đến 200 01′ vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52′ đến 1050 48′ kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam.

Phía Đông giáp biển, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.

Nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Myanmar – Thái Lan – Lào – Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và của cả khu vực Bắc Trung bộ.

2. Địa hình

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây – Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 – 24,20C. Tổng lượng mưa trong năm là 1.200 – 2.000 mm. Độ ẩm trung bình hàng năm 80-90%. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.460 giờ.

4. Dân cư

Theo Niên giám thống kê năm 2020, dân số tỉnh Nghệ An đến năm 2020 là 3.365.198 người, chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn (với 84,5%). Mật độ dân số 204 người/km².

Dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống ở tỉnh Nghệ An trên 1,2 triệu người (chiếm 36% dân số toàn tỉnh). Đồng bào dân tộc thiểu số là 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh và chiếm 40,93% dân số trên địa bàn miền núi.

Nghệ An hiện có 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao là: Thái (338.559 người), Thổ (71.420 người), Khơ Mú (43.139 người), Mông (33.957 người).

5. Thủy văn

Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt) với tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 15.346 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.1

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Tài nguyên đất

Trong đó: Đất nông nghiệp 1.249.176,1 ha (đất sản xuất nông nghiệp: 276.047,1 ha, đất lâm nghiệp có rừng 963.691 ha, đất nuôi trồng thủy sản 7.984,1 ha, đất làm muối 837,8 ha, đất nông nghiệp khác 616,1 ha), Đất phi nông nghiệp 129.171,6 ha, Đất chưa sửa dụng: 270.649,4 ha.

Đất đai lớn là tiềm năng để phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên quy mô lớn, tập trung, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các loại sản phẩm từ cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm,…

2. Tài nguyên rừng

Với 885.339 ha diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn với diện tích 732.741 ha, rừng trồng chiếm 152.867 ha, độ che phủ đạt gần 54%. Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và hạ đẳng. Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân bố ở độ cao dưới 700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700m.

3. Tài nguyên biển

Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch  Cờn, lạch  Quèn,  lạch  Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) với độ sâu từ 1 đến  3,5 m thuận  lợi cho tàu thuyền  có trọng tải 50 – 1.000 tấn ra vào. Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương  đối bằng  phẳng, vùng phía ngoài  có nhiều  đá ngầm  và chướng  ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao. Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng  80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm.

Trữ lượng cá ở vùng  có độ sâu trên 30m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm  30%, cá  đáy  chiếm  70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung nhiều  vào  các  loài  như  cá  trích 30-39%, cá  nục  15-20%, cá  cơm 10 – 15%. Tôm biển có 8 loài sống tập trung  ở vùng nước nông 30m trở vào; tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tôm. Có hai bãi tôm chính: bãi Lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250 – 300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lượng 360 – 380 tấn, khả năng  khai thác 50%. Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối.

Bờ biển  Nghệ An có nhiều  bãi tắm đẹp  và hấp dẫn như bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương…, nước sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải,  độ  mặn  thích  hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông. Tuy nhiên, chưa được đầu tư để khai thác tốt phục  vụ du khách như Cửa Hiền, Quỳnh Phương, đảo Ngư, đảo Lan Châu…

Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển, trong đó cảng Cửa Lò và cảng cá Cửa Hội. Cảng Cửa Lò (hiện tại tàu loại 10.000 tấn ra vào thuận lợi, khu vực kho bãi rộng  khoảng  13.000 m²) đã được Nhà nước quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng thành cảng nước sâu và đã được khởi công xây dựng, có công suất tàu đến  50.000 tấn, bắt  đầu  khai thác  vào  năm 2015. Đây là điều  kiện thuận  lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ trong tương lai.

4. Tài nguyên khoáng sản

Nghệ An có nhiều  loại khoáng sản khác nhau, phân bố tập trung, có trên địa bàn  nhiều  huyện. Các loại khoáng  sản của Nghệ An có chất lượng cao, nguyên  liệu chính gần  nguyên  liệu phụ, gần  đường giao thông  nên  rất thuận  lợi cho phát  triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột  đá siêu mịn, gạch  lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Đá xây dựng:

Đá xây dựng ở Nghệ An phân bố khá đồng đều trên hầu hết các huyện, chất lượng tốt, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau với tổng trữ lượng khoảng 05 tỷ tấn.

* Đá Riolit: Phân bố ở nhiều huyện như: Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn, Thanh Chương. Đá riolit có cường độ kháng nén cao (>1000 Kg/cm2), có thể sử dụng rất tốt trong xây dựng. Một số điểm tập trung như Khu Mỹ Sơn, Nhân Sơn (Đô Lương), Hưng Yên, Hưng Tây (Hưng Nguyên); Nghi Công Nam, Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Vạn, Nghi Kiều (Nghi Lộc); Thanh Ngọc (Thanh Chương) với tổng trữ lượng khoảng 262 triệu m3.

* Đá Granit: Phân bổ ở huyện Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông, Anh Sơn, trong đó đặc trưng nhất là khối granit Phu Loi – huyện Tân Kỳ và Bản Gié – huyện Quỳ Hợp. Đá Granit có cường độ kháng nén cao (>1000 Kg/cm2), hiện nay mới khảo sát khối Bản Gié – huyện Quỳ Hợp có trữ lượng 100 triệu m3.

* Đá vôi xây dựng: Phân bổ ở hầu hết các huyện trong toàn tỉnh. Các mỏ đá vôi và đá vôi đôlômit hoá có thành phần CaO thấp, MgO cao và không ổn định, không đảm bảo chất lượng để sản xuất ximăng, nhưng có thể sử dụng làm đá xây dựng. Trữ lượng đá vôi xây dựng rất lớn khoảng gần 2361 triệu m3.

* Cát kết: đã khảo sát 4 mỏ với trữ lượng 329 triệu m3. Lớn nhất là mỏ cát kết núi Cấm: 250 triệu m3. Cát kết có cường độ kháng nén trung bình 750-900 Kg/cm2, có thể khai thác các khối có kích thước 1 x 1 x 1m.

* Laterit: đã khảo sát 7 mỏ với trữ lượng 25,82 triệu m3. Laterit có cường độ kháng nén thấp 18-20 Kg/cm2, có thể khai thác làm vật liệu xây.

Đá vôi và sét làm xi măng…

5. Tiềm năng văn hóa – du lịch

Với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú về địa hình, Nghệ An có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Phía Tây Nghệ An là các khu du lịch gắn liền với các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Pù Huống, hoặc các danh thắng tự nhiên như thác Sao Va, thác Khe Kèm…

Phía Đông Nghệ An là một loạt các bãi tắm đẹp trải dài từ bãi Quỳnh Phương – Quỳnh Lưu đến Diễn Thành – Diễn Châu, Cửa Hiền – Nghi Lộc và nổi tiếng hơn cả là bãi biển Cửa Lò.

Một số khu du lịch mới hình thành, có chất lượng cao và được nhiều du khách biết đến như khu resort Bãi Lữ (tai xã Nghi Yên – huyện Nghi Lộc) hoặc khu du lịch biển Diễn Thành (huyện Diễn Châu) đang tiếp tục phát triển và khẳng định uy tín.

Trong tâm thức của người dân cả nước, Nam Đàn là vùng “địa linh nhân kiệt”- cái nôi của phong trào yêu nước, quê hương của Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh… và là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời.

Ở Nam Đàn hầu hết các di tích – danh thắng trên địa bàn huyện đều gắn liền với tên tuổi của các bậc tiền bối đã có những cống hiến lớn lao trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Bến Sa Nam; Đền thờ, Mộ vua Mai; Nhà lưu niệm Cụ Phan Bội Châu; Dấu tích của thành Lục Niên; Khu mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp; Núi Chung… và đặc biệt là quê Bác – Khu di tích Kim Liên – nơi tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện qua các di tích lưu niệm về Người. Tất cả các di sản đã phần nào nói được cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người con ưu tú bậc nhất của xứ sở Lam Hồng và của đất nước Việt Nam.

Thành phố Vinh hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ như: Quảng trường Hồ Chí Minh; lâm viên núi Quyết, rừng Bần Tràm chim Hưng Hoà; Bảo tàng Xô viết-Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An; Công viên Nguyễn Tất Thành, Công viên Trung tâm, Khu vui chơi giải trí du lịch Hồ Cửa Nam;  Ngoài ra còn có vùng du lịch phụ cận  với những điểm đến như: Đài liệt sỹ Xô Viết-Nghệ Tĩnh (Thái Lão), Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong; đền Hồng Sơn; chùa Cần Linh; Đền thờ vua Quang Trung; Đền thờ và mộ Ông Hoàng Mười, núi Hồng và sông Lam…

III. CƠ SỞ HẠ TẦNG

1. Giao thông, vận tải

Nghệ An là một  đầu  mối giao thông  quan trọng của cả nước. Có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình thành và phân  bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế.

– Đường bộ: quốc  lộ 7, quốc  lộ 48, quốc lộ 46, quốc lộ 15, ngoài ra còn có 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang  qua  các huyện  miền núi trung du của tỉnh.

– Đường sắt: 124 km, trong đó có 94 km tuyến Bắc – Nam, có 7 ga, ga Vinh là ga chính.

– Đường không: có sân bay Vinh, các tuyến bay: Vinh – Đà Nẵng; Vinh – Tân Sơn Nhất (và ngược lại).

– Cảng biển: cảng  Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế:

+ Các tuyến vận tải bằng đường biển nội địa:

Tuyến Cửa Lò – Hải Phòng, Quảng Ninh; Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng,…và ngược lại mật độ 2 tàu/ngày vận chuyển hàng chủ yếu phân, than, nông sản, gỗ, xi măng, thiết bị,…

Tuyến Bến Thuỷ (Cửa Hội) – Quảng Ninh, Nha Trang,… và ngược lại 5 tàu/tuần vận chuyển than, xi măng, VLXD,…

Tuyến Diễn Châu (Lạch Vạn) – Nội địa trong nước: 4 tàu/tuần, mặt hàng chủ yếu là than, phân, VLXD,…

Tuyến Quỳnh Lưu (Lạch Quèn) – Nội địa trong nước: 4 tàu/tuần, mặt hàng chủ yếu là than, xi măng, VLXD,…

+ Các tuyến vận tải bằng đường biển quốc tế:

Tuyến cảng Cửa Lò – Hồng Công; Singapo; Nhật Bản; Hàn Quốc; Đông Âu; Tây Âu; Châu Mỹ,… và ngược lại mật độ 2,1 tàu/tuần. Hàng hoá chủ yếu là thiết bị, phân bón, nhựa đường, hàng bách hoá điện tử,…

– Cửa khẩu  quốc  tế: Nậm Cắn, Thanh Thủy, sắp  tới sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).

2. Điện

Các phụ  tải tỉnh Nghệ An được cấp điện từ hệ thống điện miền Bắc thông  qua tuyến đường dây 220KV từ Thủy điện Hòa Bình tới trạm 500KV Hà Tĩnh (dây dẫn AC300 dài 271km) và 2 trạm biến áp 220/110KV: Hưng Đông và Nghi Sơn.

3. Bưu chính, Viễn thông

Cơ sở vật chất và mạng lưới bưu chính viễn thông  hiện đại, với đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng  nhanh  chóng  nhu  cầu  trao đổi thông  tin, liên lạc trong  nước và quốc tế. Hạ tầng kỹ thuật  công nghệ thông tin – truyền thông của tỉnh được xếp hạng thứ 9/63 tỉnh, thành.  Trên địa bàn  tỉnh, hiện  có mặt hầu hết các mạng  điện thoại cố định và di động, phủ sóng hết các huyện,  thành,  thị trong  tỉnh. Đến nay, 100% phường, xã có điện thoại, mật độ thuê bao điện thoại tăng  nhanh  từ 10,2 máy/100 dân/ năm 2005 lên 90máy/100 dân/năm 2011; mật  độ  thuê  bao  internet hiện  đã  đạt  2.64  thuê   bao/100 dân; cáp quang đã phủ khắp 100% trung tâm các huyện và bưu cục

4. Tài chính, Ngân hàng

Tính đến  nay, trên địa bàn  tỉnh Nghệ An đã có tương  đối đầy đủ chi nhánh  của hầu  hết  các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng lớn  trong   nước  với  đủ  các  loại hình  như: Ngân  hàng  Nhà nước, Ngân hàng  Thương mại cổ phần, chi nhánh  bảo  hiểm  tiền  gửi, chi nhánh   quỹ  tín  dụng   nhân   dân trung  ương,  quỹ  tín  dụng  nhân dân cơ sở.

5. Giáo dục và đào tạo

Nghệ  An hiện  có 5 trường  đại học, 6 trường  cao đẳng, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, 61 cơ sở đào tạo nghề và 1.070 trường phổ thông.

IV. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO TỈNH NGHỆ AN

1. Định hướng đầu tư hạ tầng:

– Tập trung mọi nguồn lực của nhà nước, thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu các khu công nghiệp như: Thọ Lộc (250 ha còn lại), Đông Hồi, Hoàng Mai 2, Nghĩa Đàn, sông Dinh; Cụm Công nghiệp Dệt may Hàn Quốc; Cụm Công nghiệp điện, điện tử Hàn Quốc; Hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ cao và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở khu vực miền Tây Nghệ An; Hạ tầng giao thông gồm các dự án đường bộ trọng điểm, cảng biển và đường sắt kết nối cảng biển, các khu logistics; Xúc tiến mở thêm một số tuyến bay trong nước và quốc tế đi và đến Sân bay quốc tế Vinh.

– Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng KCN Đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, Khu Công nghiệp Hemaraj (Thái Lan); Chú trọng thu hút các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào các KCN này.

– Dịch vụ kho vận (Logistics), hệ thống cảng nước sâu phục vụ tốt cho các dự án đã đầu tư tại địa phương.

2. Định hướng ngành, lĩnh vực:

– Công nghiệp:

+ Công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng trong nước; Công nghiệp sạch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Công nghiệp hỗ trợ: sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị tự động hóa;

+ Công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất: luyện kim, lắp ráp các bảng mạch điện tử; sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy; dệt – may và công nghiệp hỗ trợ cho công  nghệ cao.

+ Công nghiệp chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu nông lâm thủy sản; khai thác gắn với chế biến sâu khoáng sản; Công nghiệp đồ uống (mở rộng nhà máy bia, các dự án sản xuất đồ uống); Công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế, dược liệu, dược phẩm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Xi măng, vật liệu xây dựng không nung, đá granite nhân tạo, chế biến đá trắng, đá ốp lát.

+ Công nghệ sinh học trong sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phát triển dược liệu và công nghiệp dược ở địa phương.

– Nông nghiệp: Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khu vực miền Tây Nghệ An,…; Tập trung vào thực hiện các dự án vùng sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ, như cây lương thực, rau quả, rau thực phẩm, hoa cây cảnh, dứa, cam, cà phê, cao su, chè, sắn, mía, cây dược liệu theo hướng thâm canh để chuyển đổi sang nông nghiệp hàng hóa.

– Dịch vụ – Thương mại, du lịch: Các trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô lớn, có thương hiệu; ưu tiên các nhà đầu tư có hệ thống kinh doanh trên cả nước và quốc tế. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Dịch vụ kho vận logistics; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp (tiêu chuẩn 5 sao); Khu vui chơi giải trí cao cấp; hệ thống nhà hàng sinh thái, đạt chuẩn phục vụ khách du lịch;

– Giáo dục – Dạy nghề: Trường Đại học, trung học phổ thôngchất lượng cao. Trung tâm đào tạo nghề tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư.

– Y tế: Đầu tư xây dựng các bệnh viện: Ung bướu; Lão khoa; Bệnh viện tư nhân chuyên khoa và đa khoa tại các huyện có đông dân số. Nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP-WHO nhằm tận dụng nguồn nhiên liệu tại chỗ của địa phương; Xây dựng nhà máy xử lý rác thải y tế quy mô tập trung.

– Thể thao: Đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, thi đấu cho một số môn thể thao tại địa bàn TP Vinh, Thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai, Thái Hòa.

3. Địa bàn trọng điểm ưu tiên thu hút đầu tư:

– TP Vinh – Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An gắn gắn với vùng Nam Nghệ – Bắc Hà:

+ Tại thành phố Vinh thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực các loại hình thương mại, du lịch, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chăm sóc y tế hiện đại, tài chính, tín dụng, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao.

+ Thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An theo hướng khu kinh tế đa ngành, đa chức năng gắn với thành phố Vinh trở thành địa bàn phát triển có tính đột phá của tỉnh Nghệ An.

– Hoàng Mai, Đông Hồi gắn với quy hoạch phát triển vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ:

Tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp động lực: xi măng, nhiệt điện, luyện thép, công nghiệp cơ khí, hoá chất; Đầu tư xây dựng Cảng Đông Hồi, hạ tầng Khu công nghiệp Đông Hồi, Khu công nghiệp Hoàng Mai.

– Tân Kỳ – Đô Lương – Nghĩa Đàn – Thái Hòa – Quỳ Hợp gắn với miền Tây Nghệ An:

+ Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc (đặc biệt là bò sữa), cây công nghiệp và kinh tế lâm nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp động lực là: thủy điện, xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, khai thác khoáng sản.

+ Xây dựng và thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn: Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn, Sông Dinh,  Tân Kỳ và một số KCN nhỏ khác trên địa bàn các huyện miền núi.

V.  KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

1. Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

– Diện tích: 18.826,47 ha

– Địa điểm: Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, bao gồm 18 xã của huyện Nghi Lộc, huyện Diễn Châu và thị xã Cửa Lò. KKT Đông Nam gồm 2 khu chức năng chính: khu phi thuế quan và khu thuế quan;

– Chính sách ưu đãi đầu tư: Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đối với địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn

2. Các khu công nghiệp:

STT: Khu công nghiệp, Quy mô, Vị trí địa lý

+: KCN Hoàng Mai II. 314 ha- Huyện Quỳnh Lưu

+: KCN Tân Kỳ. 600 ha- Huyện Tân Kỳ

+: KCN Nghĩa Đàn. 200 ha- Huyện Nghĩa Đàn

+: KCN Sông Dinh. 300 ha- Huyện Quỳ Hợp

+: KCN Phủ Quỳ. 300 ha- Thị xã Thái Hoà

+: KCN Tri Lễ. 200 ha- Huyện Anh Sơn

Tổng cộng

1.914 ha

3. Các KCN đã thành lập:

–  KCN Bắc Vinh

– Khu công nghiệp Hoàng Mai

– Khu công nghiệp Đông Hồi.

– Khu công nghiệp WHA Hemaraj 1 Nghệ An (Thái Lan).

– Khu công nghiệp Thọ Lộc

– Khu công nghiệp Nam Cấm

– Tổ hợp KCN, Đô thị, Thương mại VSIP Nghệ An

4. Cụm công nghiệp (CCN):

Đến nay, đã có 09 CCN diện tích khoảng 112 ha cơ bản đã lấp đầy gồm: Đông Vĩnh, Nghi Phú (Tp.Vinh), Diễn Hồng (Diễn Châu), Châu Quang, Thung Khuộc (Quỳ Hợp), Thị trấn Đô Lương và thị trấn Anh Sơn, Hưng Lộc (Tp Vinh).

07 CCN đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm: Nam Giang (Nam Đàn), Châu Hồng (Quỳ Hợp); Đồng Trộ, Trường Thạch (Nghi Lộc); Nghĩa Long (Nghĩa Đàn); Lạc Sơn (Đô Lương); Yên Thành (Yên Thành); Nghĩa Mỹ (Nghĩa Đàn).

09 CCN đã phê duyệt dự án đầu tư và thực hiện đầu tư: Đỉnh Sơn (Anh Sơn); Hưng Đông (TP Vinh); Đồng Văn (Tân Kỳ); Nghĩa Dũng (Tân Kỳ); Nghĩa Hoàn (Tân Kỳ); TT Quỳ Châu (Quỳ Châu); Na Khứu (Quế Phong); Thanh Ngọc (Thanh Chương); Thạch Giám (Tương Dương).

07 CCN đã lập xong qui hoạch chi tiết gồm: Nghi Kim (TP Vinh); Nam Thái (Nam Đàn); Vân Diên (Nam Đàn); Thanh Thủy (Thanh Chương); Chiêu Lưu (Kỳ Sơn); Đồng Trộ (Nghi Lộc); Bồng Khê (Con Cuông).

Đến 2020 trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An quy hoạch phát triển 47 CCN.

– HẾT-

Xem nhiều nhất

Khu Công nghiệp VSIP - Nghệ An

Khu Công nghiệp VSIP - Nghệ An

Khu Công nghiệp VSIP - Nghệ An Khu Công nghiệp VSIP - Nghệ An Tổng diện tích : 750ha Địa chỉ : Km 04, quốc lộ 46B, Hưng Công, Hưng Nguyên, Nghệ An, Việt Nam...
Khu Công nghiệp Đông Hồi - Nghệ An

Khu Công nghiệp Đông Hồi - Nghệ An

Khu Công nghiệp Đông Hồi - Nghệ An Chủ đầu tư :  Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An Vị  trí:  khu công nghiệp Đông Hồi thuộc xã Quỳnh Lộc – thị xã Hoàng Mai, tỉnhNghệ...
Khu công nghiệp Bắc Vinh - Nghệ An

Khu công nghiệp Bắc Vinh - Nghệ An

                                  Khu công nghiệp Bắc Vinh - Nghệ An Khu Công Nghiệp Bắc Vinh được thành lập theo quyết định số 1128/QĐ-TTg ngày 18/12/1998...
Khu công nghiệp Tân Kỳ - Nghệ An 

Khu công nghiệp Tân Kỳ - Nghệ An 

 Khu công nghiệp Tân Kỳ - Nghệ An  Tên dự án: Khu Công Nghiệp Tân Kỳ Vị trí dự án: Nằm tại xã Tân Xuân, xã Tân Phú, xã Nghĩa Thái, Huyện Tân Kỳ -...
Khu công nghiệp Nam Cấm - Nghệ An

Khu công nghiệp Nam Cấm - Nghệ An

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP NAM CẤM – NGHỆ AN Tổng diện tích:  327ha Địa chỉ:  Xã Nghi Xá, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An Thời hạn vận hành:...
Khu công nghiệp Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Khu công nghiệp Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Khu công nghiệp Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Địa điểm : Xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Diện tích : 245,68 ha Thời gian hoạt động : 50 năm ...
Khu Công nghiệp Hoàng Mai - Nghệ An

Khu Công nghiệp Hoàng Mai - Nghệ An

        KHU CÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI - NGHỆ AN Giới thiệu về Khu Công Nghiệp Hoàng Mai 1.Tổng diện tích:  290haĐịa chỉ:  Thị trấn Hoàng Mai - huyện Quỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ AnChủ đầu tư:...
KHU CÔNG NGHIỆP WHA – NGHỆ AN
icon-new

KHU CÔNG NGHIỆP WHA – NGHỆ AN

GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP WHA – NGHỆ AN Giới thiệu chung: - Địa chỉ : KCN WHA tọa lạc tại xã Nghi Long, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An.- Chủ đầu tư : Tập đoàn WHA Industrial Development-...

Bài mới mỗi ngày

Bộ lọc

Khu Công nghiệp VSIP - Nghệ An

Khu Công nghiệp VSIP - Nghệ An

Khu Công nghiệp VSIP - Nghệ An Khu Công nghiệp VSIP - Nghệ An Tổng diện tích : 750ha Địa chỉ : Km 04, quốc lộ 46B, Hưng Công, Hưng Nguyên, Nghệ An, Việt Nam...
Khu công nghiệp Tân Kỳ - Nghệ An 

Khu công nghiệp Tân Kỳ - Nghệ An 

 Khu công nghiệp Tân Kỳ - Nghệ An  Tên dự án: Khu Công Nghiệp Tân Kỳ Vị trí dự án: Nằm tại xã Tân Xuân, xã Tân Phú, xã Nghĩa Thái, Huyện Tân Kỳ -...
Khu công nghiệp Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Khu công nghiệp Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Khu công nghiệp Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Địa điểm : Xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Diện tích : 245,68 ha Thời gian hoạt động : 50 năm ...
Khu công nghiệp Bắc Vinh - Nghệ An

Khu công nghiệp Bắc Vinh - Nghệ An

                                  Khu công nghiệp Bắc Vinh - Nghệ An Khu Công Nghiệp Bắc Vinh được thành lập theo quyết định số 1128/QĐ-TTg ngày 18/12/1998...
Khu Công nghiệp Đông Hồi - Nghệ An

Khu Công nghiệp Đông Hồi - Nghệ An

Khu Công nghiệp Đông Hồi - Nghệ An Chủ đầu tư :  Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An Vị  trí:  khu công nghiệp Đông Hồi thuộc xã Quỳnh Lộc – thị xã Hoàng Mai, tỉnhNghệ...
Khu Công nghiệp Hoàng Mai - Nghệ An

Khu Công nghiệp Hoàng Mai - Nghệ An

        KHU CÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI - NGHỆ AN Giới thiệu về Khu Công Nghiệp Hoàng Mai 1.Tổng diện tích:  290haĐịa chỉ:  Thị trấn Hoàng Mai - huyện Quỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ AnChủ đầu tư:...
Translate »