1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ- ĐỊA HÌNH- THỔ NHƯỠNG
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,87 km2. Trên địa bàn tỉnh có 1 thị xã và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình trũng bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá và Đức Huệ với diện tích đất tự nhiên là 298.243 ha. Các huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định và đa dạng.
Long An có điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với 137,7 km biên giới, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá với Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Với cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông, Long An có khả năng phát triển công nghiệp, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu.
Tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105030’ 30 đến 106047’ 02 kinh độ Đông và 10023’40 đến 11002’ 00 vĩ độ Bắc. phía Đông giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Dù xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. phía bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,… trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An.
2. TÀI NGUYÊN
– Tài nguyên đất: Theo điều tra cơ bản, Long An có 6 nhóm đất chính: đất phù sa cổ (chiếm 21,5% diện tích), đất phù sa ngọt (chiếm 17,04% diện tích), đất phù sa nhiễm mặn (chiếm 1,26% diện tích), đất phèn (chiếm 55,47% diện tích) và đất than bùn (chiếm 0,05% diện tích). Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bới rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích tụ độc tố làm đất trở nên chua phèn, bất lợi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp.
– Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2000, diện tích rừng của tỉnh Long An có 44.481 ha, tỷ lệ che phủ rừng chiếm 17,15%. Cây tràm và cây bạch đàn là hai loại cây trồng chủ yếu với tổng trữ lượng khoảng 1,26 triệu m3 gỗ tràm và bạch đàn. Ngoài ra Long An còn có khoảng 175 triệu cây phân tán. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Từ đó tạo ra những biến đổi về hệ sinh thái, gây ra ô nhiễm môi trường, những đổi thay môi trường sống tự nhiên của sinh vật, tác động đến quá trình phát triển bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích rừng bị chuyển sang trồng lúa.
– Tài nguyên khoáng sản: Long An có trữ lượng than bùn vào khoảng 2,5 triệu tấn, phân bố ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập – Mộc Hoá, Tân Lập – Thạnh Hoá (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (xã Tân Hoà), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Tráp Mốp Xanh).Với độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, than bùn ở Long An là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất chất đốt và phân bón.
Ngoài ra, tỉnh còn có những mỏ đất sét ở khu vực phía bắc, tuy trữ lượng không lớn, nhưng có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.
3. KHÍ HẬU
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 –1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 – 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam.Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 – 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 – 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 – 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC.Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
4. DÂN SỐ- XÃ HỘI
Tính đến năm 2014, dân số toàn tỉnh Long An đạt gần 1.477.300 người, mật độ dân số đạt 329 người/km² . Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8.3%.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Long An có 28 dân tộc cùng 23 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.431.644 người, Người Hoa có 2.690 người, 1.195 người Khơ Me cùng nhiều dân tộc khác, ít nhất là các dân tộc Cờ Lao, Chu Ru và Raglay chỉ có 1 người…
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Long An có 11 Tôn giáo khác nhau chiếm 206.999 người. Trong đó, nhiều nhất là Phật giáo với 125.118 người, tiếp theo đó là đạo Cao Đài với 98.000 người, thứ 3 là Công Giáo 31.160 người cùng các tôn giáo it người khác như Đạo Tin Lành có 3.480 người, Phật Giáo Hòa Hảo có 2.2221 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 242 người, Hồi Giáo có 230 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 43 người Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo mỗi đạo có 38 người, ít nhất là Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với chỉ 11 người
5. TIỀM NĂNG KINH TẾ
Nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, Rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hoà, mía Thủ Thừ…Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, tuy nhiên sức cạnh tranh hàng nông sản với các nước trong khu vực nói chung vẫn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp chế biến.
Công nghiệp đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng… Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 3 trong 63 tỉnh thành trong cả nước.
Đầu tư trong nước ước đến hết năm 2012 cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 650 doanh nghiệp, đến cuối năm 2012 có 4.810 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 81.750 tỷ đồng, cấp mới 70 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD, cấp chứng nhận đầu tư cho 477 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.700 triệu USD và có 270 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 1.700 triệu USD.
Bên cạnh công nghiệp, Long An cũng tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn đến 2020. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng sẽ được phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm giai đoạn 2011-2020.
Với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như trên, tỉnh Long An đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012-2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012-2020 tăng 13%/năm. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm và đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm.Tầm nhìn đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP đến năm 2015 tương ứng chiếm 28%, 41%, 31%. Đến năm 2020 là 15%, 45%, 40% và tầm nhìn đến năm 2030 là 7%, 48%, 45%.
6. TIỀM NĂNG DU LỊCH
Long An có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 7/53 di tích được xếp hạng di tích lịch sử như Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức ở Tân An, chùa Tôn Thạch ở Cần Giuộc, Nhà trăm cột ở Cần Đước,… Ngoài ra, Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước)…cũng là nguồn thu hút khách du lịch lớn. Đây là những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
Những lợi thế đặc biệt để phát triển nền kinh tế của tỉnh: Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm: cửa khẩu Tho Mo – Đức Huệ, cửa khẩu Bình Hiệp – Mộc Hoá, cửa khẩu Vàm Đồn – Vĩnh Hưng, cửa khẩu Kênh 28 – Vĩnh Hưng. Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Dóc Đinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.
THU HÚT ĐẦU TƯ MẠNH MẼ
Theo Ban Kinh tế tỉnh Long An, tính đến đầu tháng 7.2022, toàn tỉnh có 37 KCN với tổng diện tích 12.285,48 ha. Trong đó, có 35 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam với tổng diện tích gần 12.000 ha và 2 KCN nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Long An với tổng diện tích 340,5 ha.
Trong các KCN đã được Thủ tướng thông qua, có 32 KCN được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích gần 10.200 ha, đạt 82,81% so với tổng diện tích quy hoạch các KCN. Trong đó, đã giải phóng mặt bằng được 7.120 ha, đạt 57,96% so tổng diện tích quy hoạch các KCN, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 2.700,09/7.351,38 ha đất công nghiệp theo quy hoạch, tỷ lệ lấp đầy đạt 36,73%.
Đến nay, có 23 KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với diện tích đất được quy hoạch 6.781,20 ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê 2.613,63/4.865,98 ha diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch, tỷ lệ lấp đầy đạt 53,71%.
Tính từ đầu năm 2022, Long An có thêm 4 KCN với diện tích 1.770 ha, gồm: Tân Tập 654 ha, Tandoland 250 ha, Prodezi 400 ha, Lộc Giang 466 ha được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư.
Tuy nền kinh tế vẫn còn ảnh hưởng khá nghiêm trọng từ dịch Covid-19, song các KCN của Long An vẫn thu hút đầu tư được 48 dự án (DA) mới; trong đó có 19 DA FDI và 29 DA đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư cấp mới 203,54 triệu USD và 9.669,65 tỉ đồng. Đồng thời, tại các KCN còn có 52 DA điều chỉnh tăng vốn. Cụ thể, có 38 DA FDI điều chỉnh với tổng vốn điều chỉnh tăng 86,14 triệu USD; 14 DA đầu tư trong nước điều chỉnh với tổng vốn điều chỉnh tăng 310,11 tỉ đồng.
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN
1. Cảng Quốc tế Long An
2. KCN Cầu cảng Phước Đông
3. KCN Cầu Tràm
4. KCN Đông Nam Á (Bắc Tân Tập)
5. KCN Tân Kim
6. KCN Tân Kim mở rộng
7. KCN Nhựt Chánh
8. KCN Hòa Bình
9. KCN Long Hậu
10. KCN Đức Hòa I – Hạnh Phúc
11. KCN Thuận Đạo
12. KCN Thuận Đạo mở rộng
13. KCN Xuyên Á
14. KCN Vĩnh Lộc 2
15. KCN Phúc Long
16. KCN Tân Đức
17. KCN Đức Hòa III – Việt Hóa
18. KCN Đức Hòa III – Thái Hòa
19. KCN Đức Hòa III – Anh Hồng
20. KCN Đức Hòa III – Hồng Đạt
21. KCN Đức Hòa III – Resco
22. KCN An Nhựt Tân
23. KCN Tân Đô
24. KCN Phú An Thạnh
25. KCN Hải Sơn
26. KCN DNN – Tân Phú
27. KCN Nam Thuận (Đại Lộc)
28. KCN Thịnh Phát
29. KCN Việt Phát
KHU VỰC BIÊN GIỚI, MIỀN NÚI, VÙNG XA VÀ HẢI ĐẢO
Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm:
Cửa khẩu Mỹ Quý Tây – Đức Huệ
Cửa khẩu Bình Hiệp (Prây-Vo) – Thị xã Kiến Tường
Cửa khẩu Vàm Đồn – Vĩnh Hưng
Cửa khẩu Kênh 28 – Vĩnh Hưng
Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông).
Các huyện và thị xã có tiếp giáp biên giới với Camphuchia gồm:
Thị xã Kiến Tường, Huyện Đức Huệ, Huyện Mộc Hóa, huyệnTân Hưng và huyện Vĩnh Hưng, Thạch Hóa, Cần Giuộc.
Theo quyết định 964/QĐ-TTg ban hành ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính Phủ, tỉnh Long An có 7 huyện, thị xã nằm trong Danh mục địa bàn ưu tiên thực hiện chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020, bao gồm: Huyện Đức Huệ, Huyện Mộc Hóa, Huyện Vĩnh Hưng, Thị xã Kiến Tường, Huyện Thạnh Hóa, Huyện Tân Hưng, Huyện Cần Giuộc.
Thị xã Kiến Tường
Kiến Tường là thị xã thuộc tỉnh Long An, Việt Nam. Thị xã Kiến Tường được thành lập ngày 18 tháng 3 năm 2013 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của huyện Mộc Hóa.
Mộc Hóa từng là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Tường cũ trong giai đoạn 1956-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa (tỉnh lỵ có tên là “Mộc Hóa”). Năm 1976, tỉnh Kiến Tường bị giải thể và sáp nhập vào tỉnh Long An. Sau 37 năm bị mất tên gọi hoàn toàn, vào năm 2013, địa danh Kiến Tường giờ đây xuất hiện trở lại khi trở thành tên gọi của một thị xã mới được thành lập của tỉnh Long An: thị xã Kiến Tường.
Vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Mộc Hoá. Phía tây giáp 2 huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Phía bắc giáp huyện Kôngpôngrồ, tỉnh Vrây-viêng, Campuchia.Phía nam giáp huyện Tân Thạnh.
Hành chính: Thị xã Kiến Tường gồm 3 phường, 5 xã:
Phường 1, Phường 2, Phường 3, Tuyên Thạnh, Thạnh Hưng, Bình Hiệp, Bình Tân, Thạnh Trị
Điều kiện tự nhiên:
Địa hình: Kiến Tường nằm trong khu đất trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, đất trũng ngập nước hằng năm.
Khí hậu: Có khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nắng và Mùa mưa. Hàng năm, Kiến Tường đều phải chịu ảnh hưởng của lũ lụt trên hệ thống sông Vàm Cỏ.
Tài nguyên: Đất đai chủ yếu là đất phèn, thích hợp cho trồng lúa và tràm. Nước ngọt quanh năm được cung cấp bởi sông Vàm Cỏ Tây và một số kênh rạch thông với sông Tiền.
Huyện Đức Huệ
Đức Huệ là huyện phía bắc tỉnh Long An, giáp vùng “Mỏ vẹt” của Campuchia. Nằm rìa phía đông bắc vùng Đồng Tháp Mười, tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ, là nơi chuyển tiếp từ Đông Nam Bộ xuống Đồng bằng Sông Cửu Long. Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Huyện có tiềm năng phát triển thương mại với Campuchia
Vị trí địa lý: Huyện Đức Huệ nằm ở phía bắc tỉnh Long An với diện tích tự nhiên (DTTN) 43.092,4 ha, chia thành 10 đơn vị hành chính (9 xã và 1 thị trấn). Ranh giới hành chính huyện Đức Huệ tiếp giáp với 4 huyện của tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh và Campuchia, cụ thể:
Phía đông bắc giáp huyện Đức Hòa. Phía nam và Đông Nam giáp huyện Thủ Thừa và Bến Lức. Phía tây và Tây Nam giáp huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An và Campuchia.
Đức Huệ ở vào vị trí là rìa phía đông bắc vùng Đồng Tháp Mười, tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ, là nơi chuyển tiếp từ Đông Nam Bộ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Từ vị trí địa lý kể trên, tiếp nhận nguồn nước ngọt bổ sung từ hồ Dầu Tiếng, Đức Huệ phát huy thế mạnh sản xuất nông sản hàng hóa đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long như: lúa, mía đường, thịt (heo, bò, vịt), tôm cá và lâm sản (tràm). Đồng thời, với vị trí là cửa ngõ gần nhất từ biên giới Campuchia – qua thị trấn Hậu Nghĩa về TP. Hồ Chí Minh, nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại (xuất nhập khẩu qua biên giới), thu hút vốn đầu tư từ ngoài vào (kinh tế trang trại, dịch vụ, thương mại,…).
Trong tương lai, khi hoàn thành xây dựng các trục giao thông chính và tuyến đường vành đai biên giới N1 sẽ giúp cho Đức Huệ khai thác các lợi thế phát triển kinh tế – xã hội, nhất là kinh tế dịch vụ phát triển mạnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng gây cho Đức Huệ một số hạn chế: Do là nơi chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với mẫu chất là phù sa cổ và phù sa mới cùng các vật liệu sinh phèn xen kẽ phủ lên nhau, nên 100% diện tích đất thuộc loại đất có vấn đề, cộng với khi chưa có hồ Dầu Tiếng thì toàn bộ lãnh thổ huyện Đức Huệ bị nhiễm mặn 4 g/l từ 3 – 4 tháng/năm, kết cấu hạ tầng chậm được đầu tư và cũng là một.