Hoà Bình

Chi tiết - Hoà Bình

HÒA BÌNH- VÀI NÉT TỔNG QUAN

1. Vị trí địa lý

Tỉnh Hòa Bình phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình; phía đông giáp thủ đô Hà Nội, Hà Nam; phía tây giáp tỉnh Sơn La Thanh Hóa.

Trên bản đồ Việt Nam, tỉnh Hoà Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 4.662,53 km2. Xét về vị trí địa lý, Hoà Bình là vùng đệm trung gian giữa một bên là vùng đồng bằng Bắc Bộ và một bên là núi cao, rừng rậm của miền Tây Bắc, được thông giao qua quốc lộ 6 (đường bộ) và sông Đà (đường thủy) ở phía bắc. Hoà Bình giáp ranh  thủ đô Hà Nội và có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ của khu vực và cả nước.

Tỉnh Hòa Bình có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Hòa Bình) và 10 huyện (Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thuỷ).

2. Đặc điểm địa hình

Điểm nổi bật của địa hình Hoà Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc – đông nam, chia thành 2 vùng:

Vùng núi cao Tây Bắc: bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, kéo dài xuống huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Núi cao trung bình không quá 1.000 m, ngọn núi cao nhất là Pu Canh (cao 1.373 m). Độ cao trung bình của núi giảm dần xuống phía đông nam như: núi ở xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) cao 1.136 m, núi ở xã Phú Lương (huyện Lạc Sơn) cao 934 m, núi ở xã Tự Do (huyện Lạc Sơn) cao 820 m,… Núi ở vùng này có cấu tạo bởi đá xâm nhập, chủ yếu là đá granít và gaborô.

Vùng núi thấp và đồi phía Đông Nam: bao gồm các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Địa hình vùng này có sự xen kẽ giữa địa hình cáttơ và địa hình xâm thực, do đó có nhiều hang động, đất thường bị mất nước. Núi cao trung bình 200 – 500 m, bị chia thành nhiều khối rời rạc.

Về thổ nhưỡng: Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên đất đai Hoà Bình chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng núi cao trung bình, gồm đất feralít vàng đỏ có hàm lượng mùn 6 – 7%; do độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, vùng này rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Vùng đồi và núi thấp, gồm đất feralít vàng đỏ và vùng cỏ thứ sinh, trong đó đất bạc màu chiếm 45 – 80%. Vùng ven sông Đà và các suối khác do hàng năm được bồi một lớp phù sa khá dày nên rất thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng màu.

Hệ thống sông, suối: Do địa hình bị chia cắt mạnh nên sông suối ở Hòa Bình thường dốc và ngắn. Mùa hè mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết gây ra lụt lội, ảnh hưởng đến nông nghiệp và giao thông trong vùng. Mùa đông thiếu nước, lượng nước ở các sông suối giảm mạnh, có nhiều suối nhỏ bị khô cạn. Hiện nay, Hoà Bình có 4 hệ thống sông chính:

Sông Đà: bắt nguồn từ vùng núi cao Vân Nam – Trung Quốc, chảy qua vùng Tây Bắc, đoạn này lòng sông hẹp, lắm thác ghềnh; đến địa phận tỉnh Hoà Bình lòng sông rộng, thác giảm nhiều, đáng kể nhất là Thác Bờ. Sông Đà chảy trên đất Hoà Bình với chiều dài 103 km, đến thị xã Hoà Bình, sông Đà chảy ngược lên hướng Bắc.

Hồ sông Đà (hồ Hoà Bình): có dung tích 9,5 tỉ m3 nước, phục vụ nhiều mục tiêu kinh tế và quốc phòng. Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ phát điện của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình – nguồn cung cấp điện năng quan trọng cho cả nước; ngoài ra có nhiệm vụ cắt lũ về mùa mưa, điều tiết nước chống hạn về mùa khô cho đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Sông Bôi: bắt nguồn từ xã Thượng Tiến thuộc huyện Kim Bôi. Sông dài khoảng 60 km, chảy qua nhiều dãy núi đá vôi phía nam của tỉnh Hoà Bình rồi đổ vào sông Hoàng Long của tỉnh Ninh Bình.
Sông Bưởi: bắt nguồn từ huyện Tân Lạc, Lạc Sơn do các suối Lồ, suối Cái, suối Nhân Nghĩa, suối Yên Phú và nhiều con suối nhỏ khác hội lưu ở thị trấn Vụ Bản (huyện Lạc Sơn) rồi chảy sang tỉnh Ninh Bình. Sông dài khoảng 38 km. Lòng sông hẹp, nên vào mùa mưa thường gây ra lụt lội ở hai bên bờ.

Sông Mã: đoạn chảy qua địa giới tỉnh Hoà Bình là từ xã Hang Kia đến xã Vạn Mai của huyện Mai Châu. Hầu hết các suối phía nam huyện Mai Châu đều đổ ra sông Mã.

3. Khí hậu:

Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng: nóng, ẩm, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm 230C; lượng mưa trung bình 1.800 mm/năm; độ ẩm tương đối 85%; lượng bốc hơi trung bình năm 704 mm. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa hè: bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9. Nhiệt độ trung bình trên 250C, có ngày lên tới 430C. Lượng mưa trung bình trong tháng trên 100 mm, thời điểm cao nhất là 680 mm (năm 1985). Mưa thường tập trung vào tháng 7, 8. Lượng mưa toàn mùa chiếm 85 – 90% lượng mưa cả năm.

Mùa đông: bắt đầu từ tháng 10 năm trước, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16 – 200C. Ngày có nhiệt độ xuống thấp là 30C. Lượng mưa trong tháng 10 – 20mm.

Do đặc điểm địa hình, Hoà Bình còn có các kiểu khí hậu Tây Bắc với mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm (ở vùng núi cao phía Tây Bắc); kiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ thời tiết ôn hoà hơn (ở vùng đồi núi thấp).

4. Tài nguyên thiên nhiên

Hòa Bình là mảnh đất có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên du lịch, khoáng sản, nước khoáng và hệ động vật

Tài nguyên rừng: Hòa Bình có trên 200 nghìn ha rừng với hệ thực vật phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ có giá trị lớn như: lim, táu, sến, chò chỉ, nghiến, lát hoa,… Trong rừng còn có nhiều loại cây cho củ, quả, nuôi sống con người và làm thuốc chữa bệnh. Hiện nay, rừng Hòa Bình có 400 loài cây thuốc có giá trị.

Nằm trong khu vực giáp ranh của 03 khu hệ động vật của miền Bắc là khu hệ Tây Bắc, khu hệ Trường Sơn Bắc và khu hệ Đông Bắc, hệ động vật của rừng Hoà Bình khá đa dạng. Trong đó, đại đa số các loài động vật (thú, chim, bò sát, ếch nhái) là những loài định cư.

Tài nguyên du lịch: Hoà Bình có nhiều hang động và suối nước nóng cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc có giá trị; hồ sông Đà và Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là những điểm du lịch hấp dẫn du khách muôn phương. Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao, Tày, Mông,…), Hòa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiều loại hình văn hoá lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống phong phú, độc đáo.

Khoáng sản: trong lòng đất Hoà Bình có chứa nhiều loại khoáng sản quý như: than, kẽm, a-mi-ăng, diêm trắng, vàng, đá vôi,… Trong đó đáng chú ý là than mỡ ở Kim Bôi có trữ lượng tương đối lớn, là nguyên liệu rất cần cho nghề luyện kim. Vàng sa khoáng có rải rác tại nhiều địa bàn trong tỉnh. Đá vôi, đá xanh có trữ lượng dồi dào phân bố ở các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thuỷ và thị xã Hoà Bình.

Nước khoáng cũng là nguồn tài nguyên quý của Hòa Bình, được phân bố ở các vùng Hạ Bì, Sào Báy (huyện Kim Bôi), Quý Hoà (huyện Lạc Sơn). Thành phần nước khoáng chia làm 02 loại: nước khoáng Bicacbonat- Sunphatcanxi và nước khoáng Sunphatcanxi, nhiệt độ 37 – 410C.

5. Tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghệ cao

Hòa Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, là giao điểm thông thương với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và cả phía Nam thông qua hệ thống đường bộ phát triển.

Trong tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú; tài nguyên nước mặt tập trung, trữ lượng lớn; tài nguyên đất đai dồi dào, độ màu mỡ cao, quỹ đất chưa sử dụng lớn, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi là tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp sạch.

Không chỉ sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, Hòa Bình còn là nơi giao thoa giữa các bản sắc văn hóa truyền thống. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để tỉnh chú trọng phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng…

Từ những thế mạnh trên, cùng với lợi thế về vị trí khá thuận lợi, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông được cải thiện, hạ tầng khu, cụm công nghiệp được xây dựng, Hòa Bình có tiềm năng lớn trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông sản, phát triển nông nghiệp sạch và phát triển các loại hình du lịch. Đồng thời, tỉnh cũng có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Với quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, những năm qua, UBND tỉnh đặc biệt coi trọng chỉ đạo, điều hành thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện, qua đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh xây dựng kế hoạch/chương trình hành động cụ thể hóa nhiệm vụ. Định kỳ Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức họp, kiểm điểm từng phần việc đã giao, trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế tạo nên “điểm nghẽn” trong môi trường đầu tư của tỉnh.

6. Hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững

Sau thành công của Đại hội Đảng Bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025, chính quyền tỉnh Hòa Bình đã tích cực hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặt mục tiêu thu hút đầu tư là một trong bốn nhiệm vụ đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh đặt mục tiêu thu hút các dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký ban đầu khoảng 80 nghìn tỷ đồng và khoảng 1 tỷ đô la Mỹ từ vốn đầu tư FDI.

Tỉnh Hòa Bình tập trung triển khai thực hiện 4 khâu đột phá chiến lược gồm: quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thường trực Tỉnh uỷ cũng tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo kế hoạch đến tháng 8/2022 trình Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch tỉnh xác định rõ hướng phát triển của tỉnh là thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành tỉnh hàng đầu trong khu vực Tây Bắc nhờ tăng trưởng GDP, với các trụ cột tăng trưởng chính là: du lịch sinh thái; công nghiệp xanh; nông nghiệp sạch… Đặc biệt, từ những tiềm năng, lợi thế vốn có, tỉnh Hòa Bình với định hướng phát triển kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ cao với mục tiêu phát triển bền vững.

Hàng năm, lãnh đạo tỉnh tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã nhân dịp đầu xuân và tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn. Đồng thời, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để lắng nghe, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm kịp thời giải quyết các thủ tục về đầu tư, kinh doanh, tạo sự đồng thuận với doanh nghiệp trên tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành thực hiện rà soát, công bố danh mục các thủ tục hành chính mới ban hành, danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; danh mục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư đất đai, xây dựng, kinh doanh của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính cũng như các quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh.

Nhằm tạo sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững, UBND tỉnh đã và đang quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành liên quan sớm hoàn thiện việc lập Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm

7. Một vài nét về tiềm năng phát triển và các khu công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là một vùng đất giàu tiềm năng với lợi thế là cửa ngõ của Thủ đô, quy tụ nguồn nhân lực trẻ, dồi dào. Trong những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp trên địa bàn có sự bứt phá khi liên tục đón những làn sóng đầu tư mới vào khu vực tạo nên sức bật cho nền kinh tế của tỉnh nhà.

Theo thông tin ghi nhận năm 2021 của các KCN ở Hòa Bình có tỷ lệ đóng góp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp xây, dựng của tinh là 44.36%, chiếm 56.6% giá trị xuất khẩu của tỉnh và đã tạo công ăn việc làm cho trên 21.000 lao động với mức thu nhập bình quân là 6 triệu/người/tháng.

* Danh sách Khu công nghiệp tại tỉnh Hoà Bình

Có 8 KCN được xây dựng tại tỉnh Hòa Bình với diện tích đất quy hoạch là 1.510 ha trong đó 98 dự án đầu tư đã được cấp phép (72 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 7.397,87 tỷ đồng và 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 518,05 triệu USD).

Các doanh nghiệp trong các KCN phát triển ổn định với 60 dự án đi vào hoạt động, giá trị sản xuất kinh doanh đạt 70.942 tỷ đồng, bình quân đạt 14.118 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó còn tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư được 162,77 ha, bình quân đạt 32,55 ha/năm.

Ngành nghề thu hút đầu tư ở KCN ở Hòa Bình: sản xuất, xuất khẩu dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, vật liệu xây dựng, thực phẩm chế biến thủy hải sản,…

Hiện nay, có các Khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn tỉnh:

1. Khu công nghiệp Lương Sơn.  Diện tích 230 ha. Huyện Lương Sơn, Hòa Bình

2. Khu công nghiệp Bờ Trái Sông Đà. 86 ha. Phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình

3. Khu công nghiệp Yên Quang. 117 ha. Huyện Lương Sơn, Hòa Bình

4. Khu công nghiệp Thanh hà. 300 ha. Huyện Kim Bôi, Hòa Bình

5. Khu công nghiệp Mông Hóa. 100 ha. Huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình

6. Khu công nghiệp Nam Lương Sơn. 200 ha. Huyện Lương Sơn, Hòa Bình

7. Khu công nghiệp Nhuận Trạch. 200 ha. Huyện Lương Sơn, Hòa Bình

8. Khu công nghiệp Lạc Thịnh. 200 ha. Huyện Yên Thủy, Hòa Bình

Xem nhiều nhất

Khu công nghiệp Thanh Hà - Hòa Bình

Khu công nghiệp Thanh Hà - Hòa Bình

Khu công nghiệp Thanh Hà - Hòa BìnhKhu công nghiệp Thanh Hà là một trong các khu công nghiệp mới đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt các NĐT Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,.Tên: Khu công nghiệp Thanh Hà...
Khu Công nghiệp Bờ Trái Sông Đà - Hòa Bình

Khu Công nghiệp Bờ Trái Sông Đà - Hòa Bình

Khu Công nghiệp Bờ Trái Sông Đà - Hòa Bình  Tổng quan về Khu Công nghiệp Bờ Trái Sông Đà . KCN Bờ Trái Sông Đà có tổng diện tích là 68 ha, thuộc Phường Hữu Nghị, Thành Phố Hòa Bình, tỉnh...
Khu Công nghiệp Yên Quang- Hòa Bình

Khu Công nghiệp Yên Quang- Hòa Bình

Khu Công nghiệp Yên Quang- Hòa Bình Tên : Khu Công nghiệp Yên Quang- Hòa Bình.Tổng diện tích : 230ha.Địa chỉ: Xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.Chủ đầu tư: YENQUANG-IP-HB.Thời hạn vận hành: 03/2019 - Thời điểm thành...
Khu Công nghiệp Lương Sơn- Hòa Bình

Khu Công nghiệp Lương Sơn- Hòa Bình

Khu Công nghiệp Lương Sơn- Hòa BìnhTổng quan về khu công nghiệp Lương Sơn- Hòa BìnhKhu công nghiệp Lương Sơn do Công ty Cổ phần bất động sản An Thịnh Hòa Bình làm chủ đầu tư, nằm ở vị trí địa lý hết sức...
Khu Công Nghiệp Lạc Thịnh - Hòa Bình

Khu Công Nghiệp Lạc Thịnh - Hòa Bình

Khu Công Nghiệp Lạc Thịnh - Hòa BìnhVị trí: Khu công nghiệp Lạc Thịnh nằm trên địa bàn xã Lạc Thịnh, xã Yên Lạc, thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thuỷ; cách trung tâm Hà Nội 100 km theo đường Hồ Chí Minh.2. Diện tích: Khu...
Khu công nghiệp Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

Khu công nghiệp Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

Khu công nghiệp Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa BìnhKhu công nghiệp Mông Hóa thuộc xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam được Thủ tướng chính phủ chấp thuận tại văn bản số...
KHU CÔNG NGHIỆP NAM LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH

KHU CÔNG NGHIỆP NAM LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH

KHU CÔNG NGHIỆP NAM LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNHKhu công nghiệp Nam Lương Sơn do Công ty An Thịnh Hòa Bình làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp tọa lạc tại vị trí đắc địa, thuận tiện giao thương với các khu kinh tế lớn...
Khu công nghiệp Nhuận Trạch - Hòa Bình

Khu công nghiệp Nhuận Trạch - Hòa Bình

Khu công nghiệp Nhuận Trạch - Hòa BìnhNỘI DUNG CHI TIẾTKhu công nghiệp Nhuận Trạch thuộc huyện Lương Sơn có vị trí chiến lược tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Khu vực có Quốc lộ 6, Quốc lộ 12B và đường Hồ Chí Minh...

Bài mới mỗi ngày

Bộ lọc

Khu Công nghiệp Lương Sơn- Hòa Bình

Khu Công nghiệp Lương Sơn- Hòa Bình

Khu Công nghiệp Lương Sơn- Hòa BìnhTổng quan về khu công nghiệp Lương Sơn- Hòa BìnhKhu công nghiệp Lương Sơn do Công ty Cổ phần bất động sản An Thịnh Hòa Bình làm chủ đầu tư, nằm ở vị trí địa lý hết sức...
Khu Công nghiệp Bờ Trái Sông Đà - Hòa Bình

Khu Công nghiệp Bờ Trái Sông Đà - Hòa Bình

Khu Công nghiệp Bờ Trái Sông Đà - Hòa Bình  Tổng quan về Khu Công nghiệp Bờ Trái Sông Đà . KCN Bờ Trái Sông Đà có tổng diện tích là 68 ha, thuộc Phường Hữu Nghị, Thành Phố Hòa Bình, tỉnh...
Khu công nghiệp Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

Khu công nghiệp Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

Khu công nghiệp Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa BìnhKhu công nghiệp Mông Hóa thuộc xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam được Thủ tướng chính phủ chấp thuận tại văn bản số...
Khu Công nghiệp Yên Quang- Hòa Bình

Khu Công nghiệp Yên Quang- Hòa Bình

Khu Công nghiệp Yên Quang- Hòa Bình Tên : Khu Công nghiệp Yên Quang- Hòa Bình.Tổng diện tích : 230ha.Địa chỉ: Xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.Chủ đầu tư: YENQUANG-IP-HB.Thời hạn vận hành: 03/2019 - Thời điểm thành...
Khu công nghiệp Thanh Hà - Hòa Bình

Khu công nghiệp Thanh Hà - Hòa Bình

Khu công nghiệp Thanh Hà - Hòa BìnhKhu công nghiệp Thanh Hà là một trong các khu công nghiệp mới đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt các NĐT Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,.Tên: Khu công nghiệp Thanh Hà...
KHU CÔNG NGHIỆP NAM LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH

KHU CÔNG NGHIỆP NAM LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH

KHU CÔNG NGHIỆP NAM LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNHKhu công nghiệp Nam Lương Sơn do Công ty An Thịnh Hòa Bình làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp tọa lạc tại vị trí đắc địa, thuận tiện giao thương với các khu kinh tế lớn...
Translate »