Đồng Nai

Chi tiết - Đồng Nai

TỔNG QUAN

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ trên cở sở hợp nhất 2 tỉnh cũ là Long Khánh và Biên Hòa. Đây là tỉnh đông dân thứ 5 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa.

Đồng Nai cũng như các tỉnh khác trong vùng tứ giác công nghiệp như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, sau thời gian phát triển mạnh, các KHU- CỤM công nghiệp cơ bản đã được hình thành. Hiện Đồng Nai đang chuyển đổi mô hình thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng các dự án nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường, hướng tới phát triển bền vững, gắn với liên kết vùng; phát triển các đô thị để kết nối phát triển công nghiệp trong vùng. Đồng Nai đang có sự chuyển mình để hội nhập và phát triển ngày càng mạnh mẽ.

NHỮNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG NAI

* VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng tứ giác kinh tế thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ là khu vực có kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km2, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương và Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa – Vũng tàu và phía bắc giáp Lâm Đồng và Bình Phước.

Từ Đồng Nai có thể lưu thông về Tp. Hồ Chí Minh qua tuyến đường cao tốc: Long Thành – Dầu Giây, tuyến đường Xa Lộ Hà Nội hay di chuyển bằng phà Cát Lái . Theo quy hoạch trong tương lai việc di chuyện giữa 2 tỉnh sẽ được rút ngắn thêm đáng kẻ khi các tuyến đường giao thông huyết mạch mới được đưa vào sử dụng.

Đồng Nai có vị trí cực kỳ quan trọng cho sự phát triển khu tế vùng, là cửa ngõ kết nối các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ khu vực Đông Nam Bộ.

* VỀ KINH TẾ XÃ HỘI

Đồng Nai có diện tích 5.894,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa – là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh, Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú;170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 8 thị trấn và 122 xã.

Nằm ở phía Đông TP Hồ Chí Minh cũng như khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai hiện có rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội với các trường đại học, khu công nghệ cao, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tại TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai, nhiều dự án về công nghệ cao được đầu tư trong thời gian qua và đây cũng đang là xu hướng thu hút đầu tư được địa phương chú trọng. Các đô thị cũng dần được hình thành để đáp ứng xu hướng phát triển khu vực này. Đông Nai có dân số 4,544 triệu người, là tỉnh có dân số đông thứ 2 khu vực phía Nam sau Hồ Chí Minh, đông thứ 5 trên cả nước. Có thể nói đây là nguồn lao động cực kỳ lớn đối tình Đồng Nai khi đang có sự đầu tư phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp tại khu vực, chưa tính đến số lượng dân nhập cư đổ về sinh sống và làm việc. Vì vậy, Đồng Nai luôn chú trọng việc phát triển công nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; Nhiều chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ; Xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030. Nhìn lại sự phát triển của Đồng Nai trong những năm gần đây cả về hạ tầng, giao thông, công nghiệp, dịch vụ đều có bước nhảy vọt mạnh mẽ. Rất nhiều dự án được hình thành trên địa bàn các Huyện giáp ranh thành phố như Long Thành, Trảng Bom, Biên Hòa,… Một dòng tiền lớn đang chạy về Đồng Nai như một hệ quả tất yếu khi thị trường nội ô không được như kỳ vọng và tăng trưởng quá mức… tạo cơ hội rất lớn để Đồng Nai ngày càng phát triển lớn mạnh và cất cánh bay cao.

VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KĨ THUẬT

– Hệ thống giao thông phát triển đa dạng và vô cùng thuận lợi
Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần cụm cảng Sài Gòn, cụm Cảng Thị Vải – Vũng Tàu …, thuận lợi trong giao thương trong nước và quốc tế. Đồng Nai là một trong những tỉnh hiếm hoi trong tất cả các tỉnh phía Nam có sự phát triển đầy đủ hệ thống hạ tầng giao thông bao gồm cả đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không …đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Chính điều này đã góp phần rất lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Đồng Nai nói chung và thị trường bất động sản khu vực nói riêng.

Giao thông đường bộ của Đồng Nai có sự kết nối vùng thuận lợi. Sân bay Long Thành là cảng hàng không lớn nhất, quan trọng bậc nhất của Việt Nam

– Hệ thống cấp điện: Đồng Nai sử dụng mạng lưới điện quốc gia. Hệ thống phân phối lưới điện cao thế 110/220 KV với các trạm biến áp 2.400 MVA, lưới điện trung thế 15/22 KV với các trạm biến áp 2.500 MVA đã phủ kín 171 phường, xã thị trấn trong toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu cấp điện cho các nhà đầu tư. Ngoài việc tập trung nguồn lực đầu tư cho công trình lưới điện đến các xã, phường, ngành Điện cũng quan tâm đầu tư, nâng cấp hạ tầng đảm bảo nguồn cung cho các khu, cụm công nghiệp trọng điểm hoạt động ổn định, mở rộng quy mô. Riêng với các khu, cụm công nghiệp mới, ngành Điện ưu tiên đi trước một bước, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng hạ tầng và để thu hút đầu tư. Hiện PC Đồng Nai đang cung ứng điện cho hơn 884 ngàn khách hàng, trong đó 7 khách hàng sử dụng điện 110kV. Sản lượng điện công nghiệp – xây dựng chiếm gần 75%. Với sản lượng tiêu thụ gần 14 tỷ kWh điện (năm 2020), tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 gần 7%/năm, Đồng Nai là một trong 3 địa phương dẫn đầu cả nước về tiêu thụ điện. Những năm qua, ngành Điện luôn nỗ lực đảm bảo đủ nguồn cung cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
– Hệ thống cấp nước: Năm 2010 công suất cấp nước của Đồng Nai đạt 320.000m3/ ngày và đến năm 2015 đạt 550.000m3/ngày. Hiện nay hệ thống cấp nước và xử lí nước thải của Đồng Nai được nâng cấp đảm bảo cung cấp đủ nước cho dân cư đô thị và các dự án công nghiệp trong khu công nghiệp.

– Hệ thống Thông tin liên lạc: Mạng lưới điện thoại, viễn thông của tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp liên lạc được với các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới, kể cả các dịch vụ Internet tốc độ cao (ADSL), truyền số liệu (DDN, xDSL, Frame relay, Leased line…), Video Conference … Thực hiện tốt việc chuyển phát nhanh Fedex, DHL, EMS, CPN … đảm bảo kết nối thông tin thuận lợi và vô cùng năng động.

* TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM- KCN CỦA ĐỒNG NAI
Đồng Nai là đô thị vệ tinh nằm trong tứ giác phát triển trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ và thu hút vốn FDI đứng thứ 3 cả nước. Ngoài ra, Đồng Nai là nơi tập trung khá nhiều KCN tập trung ở Biên Hòa, Trảng Bom, Nhơn Hòa, Long Thành,…
Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 32 khu công nghiệp được thành lập, trong đó 31 khu công nghiệp đang hoạt động, 1 khu công nghiệp đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng hạ tầng (Khu công nghiệp Công nghệ cao Long Thành). Các khu công nghiệp có tỉ lệ lấp đầy rất cao (trung bình 84%), trong đó đa số các khu công nghiệp ở thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, Trảng Bom đã không còn diện tích đất cho thuê.

Đồng Nai cũng đang mở rộng nhiều khu công nghiệp như: Hố Nai (Trảng Bom), Amata (Biên Hòa), Sông Mây (Trảng Bom). Vấn đề mở rộng khu công nghiệp ở Đồng Nai là rất cần thiết, bởi quỹ đất xây nhà xưởng trong các khu công nghiệp còn rất ít, không đáp ứng yêu cầu nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với mở rộng nhiều khu công nghiệp, Đồng Nai cũng đang chuyển hướng trong thu hút đầu tư, “chọn lọc” các dự án với yêu cầu cao hơn

CÁC CỤM- KCN TIÊU BIỂU CỦA ĐỒNG NAI HIỆN NAY
* NGUYÊN NHÂN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO ĐỒNG NAI

– Do vị trí địa lí thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước, nhà máy, hạ tầng các KCN… phát triển đồng bộ, hoàn thiện và ngày càng hiện đại, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của các CỤM- KCN.. Hiện nay, Đồng Nai vẫn tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng, xây mới, mở rộng các KCN, những dự án, khu công nghiệp công nghệ cao … tại thành phố Biên Hòa và ra các tỉnh vùng ven. Đó là tiềm năng, là lợi thế rất lớn của Đồng Nai

– Đồng Nai có lợi thế về nguồn nhân lực. Với nguồn nhân lực dồi dào, cả nhân lực trình độ cao, nguồn lao động phổ thông đều được chú trọng thu hút cả trong tỉnh và ngoài tỉnh. Với mục tiêu thúc đẩy Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp trong khu vực Đông Nam Bộ, tỉnh Đồng Nai chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin các dự án đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước liên thông với các lĩnh vực đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, tín dụng, ngoại hối, nhằm nâng cao chất lượng thống kê, bảo đảm dữ liệu thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác trong quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài

– Đồng Nai thay đổi nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư. Để làm được điều đó, Đồng Nai đã tích cực cải cách hành chính, tăng cường nhiều chính sách ưu đãi, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng cường xúc tiến đầu tư đến các thị trường trọng điểm, có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nỗ lực trong cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả. Vì vậy, năm 2021, mặc dù tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng quá trình hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại các Khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai vẫn đạt kết quả khả quan. Theo báo cáo của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, tỉnh thu hút được gần 1,1 tỷ USD vốn FDI, đạt gần 160% kế hoạch cả năm. Cụ thể, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được thêm 46 dự án đầu tư mới FDI với số vốn đầu tư đăng ký hơn 358 triệu USD và 8 dự án đầu tư trong nước với số vốn hơn 1.138 tỷ đồng; đồng thời có 94 dự án FDI tăng vốn với số vốn tăng thêm hơn 736 triệu USD và 7 dự án trong nước tăng hơn 1.248 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2022, toàn tỉnh sẽ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 1 tỷ USD, trong đó phân ra khu công nghiệp khoảng 700 triệu USD và ngoài khu công nghiệp là 300 triệu USD. Nếu những khó khăn vướng mắc trên được tháo gỡ nhanh trong những tháng cuối năm thì thu hút đầu tư của tỉnh sẽ vượt xa so với kế hoạch đề ra. Vì hiện có nhiều tập đoàn trong nước, nước ngoài đã dự tính sẽ đầu tư vào tỉnh những dự án từ vài chục đến hàng trăm triệu USD.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG NAI TRONG TƯƠNG LAI

* Đồng Nai chú trọng thu hút chọn lọc, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường

Những năm gần đây, Đồng Nai thực hiện chủ trương thu hút FDI có chọn lọc, kiên quyết từ chối những dự án gây ô nhiễm, sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu như thuộc da, dệt nhuộm, xi mạ. Tỉnh ưu tiên thu hút những dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, công nghiệp phụ trợ và những dự án vốn nhỏ nhưng giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp đưa ra lộ trình chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Mục tiêu đến năm 2025, hơn 80% doanh nghiệp trong tỉnh sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, thân thiện với môi trường. Hiện nay, tại Đồng Nai có gần 700 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó có 3 doanh nghiệp được xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản xuất công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Đồng Nai đã xây dựng kế hoạch thu hút dòng vốn FDI cho 5-10 năm tới, trong đó tiếp tục thu hút đầu tư có chọn lọc, mời gọi những dự án có công nghệ cao, công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường trên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch. Đồng Nai cũng tăng cường xúc tiến đầu tư để doanh nghiệp FDI quan tâm nhiều hơn đến các dự án về hạ tầng kỹ thuật, logistics, khu đô thị thông minh, thương mại dịch vụ, năng lượng.

* Hình thành chuỗi kết nối khu công nghệ cao, từng bước phát triển công nghiệp công nghệ cao

Nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, tỉnh Đông Nai đã và đang hướng tới thu hút đầu tư và hình thành các dự án công nghệ cao. Với vị trí tiếp giáp Khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh, việc kết nối phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ của Đồng Nai được đánh giá khá thuận lợi. Cụ thể, kế hoạch năm 2021, thu hút vốn FDI vào tỉnh khoảng 700 triệu USD, nhưng mới 10 tháng đã đạt trên 1,1 tỷ USD, vượt hơn 400 triệu USD.

Ngày 15/11 vừa qua, Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho KSM và Flowserve KSM (Hàn Quốc) đầu tư dự án Nhà máy sản xuất, gia công KSM ENG VINA tại Khu công nghiệp Giang Điền.

Trong hai năm qua, một số tập đoàn Hàn Quốc đã đầu tư vốn lớn vào tỉnh Đồng Nai như: Tập đoàn Changshin đầu tư gần 100 triệu USD ở Khu công nghiệp Tân Phú; Tập đoàn Hansol Technics đầu tư vào Khu công nghiệp Hố Nai giai đoạn 2, khoảng 100 triệu USD; Tập đoàn Intops đầu tư vào Khu công nghiệp Amata 30 triệu USD…
Hiện nay, Tập đoàn Amata (Thái Lan) đang triển khai xây dựng Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành với tổng diện tích hơn 400 ha, vốn đầu tư hơn 280 triệu USD. Dự kiến, Techno Park sẽ thu hút được từ 2 – 3 tỷ USD vốn đầu tư trong khoảng thời gian từ 6 – 9 năm sau khi đi vào hoạt động. Mục tiêu thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao, Techno Park hướng tới thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao từ Hàn Quốc cũng như các nước phát triển khác đến với Đồng Nai nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng trên các lĩnh vực. Dù thực tế tỉnh chưa có khu công nghệ cao như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội nhưng Đồng Nai cũng đã định hướng các khu công nghiệp công nghệ cao. Đồng Nai luôn hoan nghênh và sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao đến địa phương đầu tư.

* Tạo chuỗi kết nối với Tp. Hồ Chí Minh. Sự phát triển công nghệ cao cũng như công nghiệp hỗ trợ tại Đồng Nai được xem là thuận lợi, nhờ vị trí địa lý giáp khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh cũng như các tuyến giao thông kết nối đa dạng.

Sau 19 năm hình thành và phát triển, Khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh đã thu hút thành công nhiều tập đoàn, công ty công nghệ vào đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao như Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, FPT, Nipro, Datalogic, Samsung… Hiện việc đầu tư lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ cũng được Tp. Hồ Chí Minh kết nối với các “vệ tinh” xung quanh. Trong quy hoạch vùng của Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai đóng vai trò trung tâm với đô thị vệ tinh độc lập là Biên Hòa và các đô thị vệ tinh phụ thuộc là đô thị mới Nhơn Trạch, Tam Phước, Long Thành… Trong khi đó, sân bay Long Thành (Đồng Nai) – trung tâm của sự kết nối trong tương lai, đang được triển khai. Các dự án đô thị, khu dân cư khu vực này cũng đã và đang hình thành.

Khi hoàn thành, cầu Vàm Cái Sứt bắc qua sông Đồng Nai sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các khu đô thị ở Đồng Nai, đặc biệt là thành phố mới Nhơn Trạch với Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Công Phong – TTXVN

* Quy hoạch nhiều đô thị. Trong quy hoạch vùng của Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai đóng vai trò trung tâm với đô thị vệ tinh độc lập là Biên Hòa và các đô thị vệ tinh phụ thuộc là đô thị mới Nhơn Trạch, Tam Phước, Long Thành, Trảng Bom, Hiệp Phước.

Đồng Nai là tỉnh có nhiều lợi thế để xây dựng khu đô thị vệ tinh cho Tp. Hồ Chí Minh, nhiều dự án khu dân cư tại Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom đã và đang triển khai.

Trong tương lai gần, khi cầu Vàm Cái Sứt và cầu Cát Lái hoàn thành, các khu đô thị ở Đồng Nai, đặc biệt là thành phố mới Nhơn Trạch sẽ trở nên gần hơn với Tp. Hồ Chí Minh, có thêm động lực mạnh để cất cánh, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển nhanh, bền vững.

Hiện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang hình thành một loạt các khu đô thị thương mại, khu dân cư giúp cho địa phương này thu hút hàng ngàn người lao động khắp nơi đổ về sinh sống làm việc. Tại đây hiện có hơn 30 dự án hạ tầng lớn, nhỏ được triển khai. Bên cạnh Nhơn Trạch, huyện Long Thành cũng đang nắm giữ hàng loạt lợi thế, trong đó sân bay Long Thành trong tương lai sẽ tạo một cú hích lớn để địa phương này cất cánh.

Hiện nay, Đồng Nai đang quy hoạch hơn 300 dự án khu dân cư, tập trung ở thành phố Biên Hòa, Long Thành và Nhơn Trạch nhằm đón đầu các khu công nghiệp và sân bay Long Thành. Những năm gần đây, hầu hết các tập đoàn lớn trong lĩnh vực bất động sản đã đầu tư xây dựng các đô thị, nhà ở quy mô lớn tại thành phố Đồng Nai.

Theo hướng Bắc – Nam, Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp, trung tâm hành chính, đây là lợi thế phát triển nhà ở cho cán bộ công nhân viên, chuyên gia nước ngoài. Ở hướng Đông, do gần với sân bay Long Thành nên trong tương lai sẽ hình thành các khu đô thị mới.

* Tạo chuỗi đô thị – công nghiệp

Liên kết vùng là cơ sở để các địa phương trong vùng có sự phân công hợp lý trong phát triển các ngành kinh tế trên cơ sở chuyên môn hóa các thế mạnh của từng tiểu vùng, đồng thời tạo hiệu quả quy mô kinh tế. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển, thu hút các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế, Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất vật liệu mới, các dự án tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, hạ tầng kỹ thuật, chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để hướng đến phát triển bền vững.

Hiện nay, thành phố Biên Hòa có gần 1,2 triệu dân và có nhiều mối liên kết với Tp. Hồ Chí Minh, nếu Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, tài chính, khoa học thì Biên Hòa là nơi phát triển công nghiệp, sản xuất – nhu cầu kết nối giữa 2 thành phố là rất lớn. Tuyến metro số 1 kéo dài đến Đồng Nai cần được đầu tư càng sớm càng tốt, vì mang lại hiệu quả vận chuyển hành khách rất cao. Với vị thế là sân bay lớn nhất nước, sân bay Long Thành hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển cho khu vực Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ với các đô thị được hình thành. Hệ thống giao thông kết nối đã và đang được đầu tư, khu vực này được dự báo sẽ hình thành các khu đô thị, khu dân cư sầm uất. Ngoài ra, việc kết nối thuận lợi với Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương Đông Nam bộ, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội tại Long Thành, tạo động lực phát triển công nghiệp hiện đại của Đồng Nai trong tương lai.

Với những lợi thế trên, Đồng Nai liên tục được nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn để đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô dự án. Tính đến tháng 8/2019 tỉnh Đồng Nai đã thu hút được hơn 1,21 tỷ đô vốn đầu tư FDI vượt chỉ tiêu đến 21% so với kế hoạch cả năm 2019. Nhiều năm qua Đồng Nai luôn giữ được mức tăng trưởng GRDP 8-9%/năm. Đồng Nai được biết đến là thủ phủ của các khu công nghiệp và dẫn đầu về việc thu hút vốn ngoại đầu tư vào tỉnh, đa số vốn này dành vào phát triển nhà máy tại các khu công nghiệp. Chính nhờ những yếu tố nổi bật này, Đồng Nai đang nhận được những sự giao thương tấp nập và liên tục, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp dịch vụ đã tạo điều kiện hình thành một thị trường bất động sản đầy tiềm năng, vô cùng hấp dẫn so với những thị trường khu vực khác.

Xem nhiều nhất

Khu Công Nghiệp Giang Điền Đồng Nai

Khu Công Nghiệp Giang Điền Đồng Nai

KHU CÔNG NGHIỆP GIANG ĐIỀN. - Khu công nghiệp Giang Điền thành lập năm 2008Là một trong những dự án lớn của tổng công ty cổ phần phát triển KCN SonadeziVới tổng chi phí tích lũy từ khi khởi công đến nay...
KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 LỘC KHANG ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 LỘC KHANG ĐỒNG NAI

Tổng quan về khu công nghiệp Nhơn Trạch II – Lộc KhangTên đầy đủ: Khu công nghiệp Nhơn Trạch II Lộc Khang- Đồng Nai Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Lộc Khang Địa chỉ: Thuộc địa bàn 2 xã Hiệp Phước...
KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY NHƠN TRẠCH - ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY NHƠN TRẠCH - ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY NHƠN TRẠCH Thông tin tổn quan về Khu Công Nghiệp : Nhà đầu tư : Cty Cổ Phần Đầu Tư Vinatex - Tân Tạo.Vị trí : Xã Hiệp Phước & Phước An, H. Nhơn Trạch.Diện...
KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 3 ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 3 ĐỒNG NAI

Chủ đầu tư khu công nghiệp Nhơn Trạch 3Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Khu công nghiệp Nhơn Trạch IIIVị trí khu công nghiệp Nhơn Trạch 3Vị trí chính xác: đường 25B, thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng NaiLà...
KHU CÔNG NGHIỆP GÒ DẦU - ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP GÒ DẦU - ĐỒNG NAI

Khu công nghiệp Gò Dầu - Đồng Nai Tổng quan chi tiết về Khu công nghiệp Gò Dầu Giới thiệu chung Khu công nghiệp Gò Dầu là một trong những khu công nghiệp lớn và phát triển...
Khu Công Nghiệp Long Khánh Đồng Nai

Khu Công Nghiệp Long Khánh Đồng Nai

Chế biến các mặt hàng nông sản, lương thực và thực phẩm Sản xuất đồ chơi trẻ em, các dụng cụ thể thao Lắp đặt các mặt hàng điện tử, vi điện tử Sản xuất thủy tinh, giày dép, trang trí nội thất, sản xuất vật liệu xây...
KHU CÔNG NGHIỆP LỘC AN-BÌNH SƠN -ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP LỘC AN-BÌNH SƠN -ĐỒNG NAI

 KHU CÔNG NGHIỆP LỘC AN -BÌNH SƠN - ĐỒNG NAI. Diện tích và quy mô. Khu công nghiệp Lộc An - Bình SơnKhu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn nằm ở tỉnh...
KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI - ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI - ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI - ĐỒNG NAI.Khu công nghiệp Hố Nai - Đồng Nai.Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khu công nghiệp Hố Nai. Mã số: HONAI-IP-DNA - Thời gian vận hành: 2005. Địa chỉ: ...

Bài mới mỗi ngày

Bộ lọc

KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI TRE - ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI TRE - ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI TRE - ĐỒNG NAITên: Khu công nghiệp Suối Tre - Đồng Nai. Thời điểm thành lập: 01/2009. Thời hạn vận hành: 01/2059 (50 năm kể từ ngày thành lập). Địa chỉ: Xã Suối Tre và Bảo Vinh, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Tổng diện tích: 150 ha. Diện tích xưởng: 1000m2. Mật...
khu công nghiệp định quán - đồng nai.

khu công nghiệp định quán - đồng nai.

Khu công nghiệp Định Quán - Đồng Nai. Chủ đầu tư: Công ty Phát triển hạ tầng KCN Định Quán.Mã số: DINHQUAN-IP-DNA - Thời gian vận hành: 2004 .Địa chỉ: Xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng...
KHU CÔNG NGHỆ CAO LONG THÀNH - ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHỆ CAO LONG THÀNH - ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHỆ CAO LONG THÀNH - ĐỒNG NAI.    Vị trí chính xác: Khu phức hợp công nghiệp đô thị - dịch vụ Long Thành (tên thương mại:Amata City Long Thành) có tổng diện tích 2.559 ha gồm một phần...
KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRACH 2Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 – D2DĐịa chỉ: H22 đường Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng NaiMã số: NHONTRACHII-IP-DNA - Thời gian vận hành: 1998 Địa chỉ: Thị trấn Hiệp Phước,...
KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 5 ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 5 ĐỒNG NAI

Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 IDICO - Trung tâm công nghiệp Đồng NaiChủ đầu tư: Tổng công ty IDICO (Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam) - Chủ đầu tư khu công nghiệp uy tín tại Việt...
KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 6 ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 6 ĐỒNG NAI

KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH VI ĐỒNG NAINhà đầu tư:Cty TNHH Đầu tư Xây dựng KCN Nhơn Trạch 6ACty CP Tổng Công ty Tín Nghĩa; Cty CP Đầu tư XD và VLXD Sài GònVị trí:​Xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.Diện tích:315...
Translate »