Tổng quan về tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trong những CỤM- KCN lớn nhất trong cả nước.
– Vị trí địa lý:
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.
– Tình hình kinh tế xã hội:
Hiện nay, Bình Dương là tỉnh phát triển nhanh và mạnh, với nền kinh tế cực kỳ năng động. Bình Dương đã vươn mình, trỗi dậy. Thế và lực của Bình Dương hôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo; là sức mạnh để Bình Dương cất cánh trong thời kỳ mới – thời kỳ CNH- HĐH, và trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp.
Theo thống kê mới nhất, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam bộ); dân số trung bình 2.568.689 người, GRDP bình quân đầu người đạt 151 triệu đồng/ năm (Báo cáo của Cục Thống kê Bình Dương ngày 01 tháng 12 năm 2020); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An,thành phố Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (41 xã, 45 phường, 05 thị trấn).
Với chủ trương đổi mới, được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình CNH- HĐH của địa phương như xây dựng và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ …, Kinh tế – xã hội của Bình Dương bước đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét, đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những KCN, Cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước.
Với vai trò là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước, với những ưu thế về vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, dân cư cùng những chính sách nhằm phát triển Kinh tế- Xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài … Hiện nay, Bình Dương trở thành tâm điểm “rót vốn” của Nhà nước và các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài( Riêng trong năm 2019, số vốn đầu tư FDI tỉnh nhận được là hơn 3,073 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 119,57% so với chỉ tiêu đặt ra trước đó). Bình Dương đã trở thành thủ phủ công nghiệp của khu vực miền Nam nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Bình Dương được xem là một trong những tỉnh thành sở hữu số lượng KCN nhiều nhất hiện nay. Các KCN Bình Dương đã trở thành cơ sở sản xuất, vị trí đặt trụ sở, văn phòng của hơn 43 quốc gia trên thế giới. Trong đó, nổi tiếng phải kể đến như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc,…
Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 48 Cụm- KCN lớn nhỏ giúp giải quyết nhu cầu việc làm cho hàng triệu lao động tại địa phương và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.
48 Cụm Khu Công Nghiệp trong tỉnh Bình Dương
- KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH ĐƯỜNG: DĨ AN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP TÂN ĐÔNG HIỆP A: DĨ AN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP TÂN ĐÔNG HIỆP B: DĨ AN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 1: DĨ AN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 2: DĨ AN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG AN 1: THUẬN AN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHỆP VISIP 1: THUẬN AN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT HƯƠNG 1: THUẬN AN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 3: THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI ĐĂNG: THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP KIM HUY: THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH AN: DĨ AN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP NAM TÂN UYÊN: TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP NAM TÂN UYÊN MỞ RỘNG: TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP ĐẤT CUỐC: BẮC TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP VISIP 3: TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP VISIP 2: TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT HƯƠNG 2: BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÂN: THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH: BẮC TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC 1: BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC 2: BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC 3: BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP THỚI HÒA: BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP BẦU BÀNG: BẦU BÀNG BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP AN TÂY: BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT HƯƠNG 2: BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
- KHU CÔNG NGHIỆP PROTRDE: BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
- CỤM CÔNG NGHIÊP AN THẠNH: THUẬN AN BÌNH DƯƠNG
- CUM CÔNG NGHIÊP BÌNH CHUẨN: THUẬN AN
- CỤM CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐỆP: TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP PHÚ CHÁNH: TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP UYÊN 35. CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN MỸ: BẮC TÂN UYÊN
- CỤM CÔNG NGHIỆP MAI TRUNG: BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP THÁI HÒA: TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN ĐỊNH AN: BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP LAI HƯNG: BẦU BÀNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ KHÁNH BÌNH: TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
- CỤM CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ TÂN THÀNH
10 KCN Lớn Nhất Tỉnh Bình Dương
1. Khu công nghiệp VSIP 2
( Hoạt động năm 2006, tổng số vốn dự kiến 3,3 tỷ USD)
– Vị trí: xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
– Chủ đầu tư: Tổng công ty Becamex IDC (Việt Nam) và các công ty do tập đoàn Sembcorp Development (Singapore)
– Tổng diện tích: hơn 2.000ha
Khu công nghiệp VSIP 2 là khu công nghiệp được đầu tư bởi doanh nghiệp đến từ Singapore. Dự án được đầu tư xây dựng với mô hình Vsip, sử dụng cơ sở hạ tầng phát triển và tin cậy.
2. Khu công nghiệp Bàu Bàng
( Hoạt động năm 2007, tổng số vốn 1.570,578 tỷ đồng)
– Vị trí: thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
– Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên (Becamex IDC)
– Quy mô: hơn 1000ha
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 699,24 ha
Khu công nghiệp Bàu Bàng nằm tại vị trí có giao thông thuận lợi, ngay quốc lộ 13. Dự án cũng đặc biệt được nhà đầu tư chăm chút với hệ thống cơ sở hạ tầng nội – ngoại khu đồng bộ. Tính đến nay, KCN đã hoàn thiện hơn 80% cơ sở đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động chính thức của các doanh nghiệp.
3. Khu công nghiệp Mỹ Phước 2
( Hoạt động năm 2006, tổng số vốn 440,6 tỷ đồng)
– Vị trí: thị trấn Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
– Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên (Becamex IDC)
– Quy mô: 477,39ha
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 332,97 ha
Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 là một phần trong dự án khu đô thị kiểu mẫu của Bình Dương. KCN không chỉ trang bị cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho hoạt động sản xuất mà các dịch vụ, tiện ích còn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, phát triển của cư dân sinh sống.
4. Khu công nghiệp Mỹ Phước 3
( Hoạt động năm 2007, tổng số vốn1.219,459 tỷ đồng)
– Vị trí: xã Thới Hòa và thị trấn Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
– Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên (Becamex IDC)
– Quy mô: 997,71ha
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 655,59 ha
Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 là dự án KCN giai đoạn 3 của KCN Mỹ Phước Bình Dương. Dự án không chỉ có quy mô khủng mà còn là điểm đến lý tưởng của các hoạt động dịch vụ, thương mại, đô thị và dân cư.
5. Khu công nghiệp Sóng Thần 2
( Hoạt động năm 1996, tổng số vốn 423,28 tỷ đồng)
– Vị trí: phường Dĩ An và xã Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
– Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đại Nam
– Quy mô: 279,27ha
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 217,59 ha
Khu công nghiệp Sóng thần 2 là một trong 3 khu công nghiệp Sóng Thần của tỉnh Bình Dương. Sở hữu vị trí thuận lợi cách Quốc lộ 1A chưa đầy 3km, sân bay Tân Sơn Nhất 12km, các cảng như ICD, Sài Gòn, Tân Cảng trên dưới 10km. Quá trình giao thương, vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp trở nên thuận tiện, tiết kiệm chi phí.
6. Khu công nghiệp Sóng Thần 3
( Hoạt động năm 2008, tổng số vốn 935,945 tỷ đồng)
– Vị trí: Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương; phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
– Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đại Nam
– Quy mô: 533,846ha
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 327 ha
KCN Sóng Thần 3 có quy hoạch tại giao điểm của 2 đơn vị hành chính quan trọng là TP. Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát. Dự án có cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ cùng các ưu đãi về chính sách cho thuê đất nền, nhà xưởng. Bởi vậy, nơi đây ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
7. Khu công nghiệp Tân Bình
( Đi vào hoạt động từ 2012, Tổng vốn đầu tư hơn 830 tỷ đồng)
– Vị trí: xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
– Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Bình
– Quy mô: 352,497ha
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 244,492 ha
KCN Tân Bình nằm phía Bắc tỉnh Bình Dương, thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam Việt Nam. Kể từ khi hoạt động cho đến nay, nơi đây đã thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Hiện nay, dự án đang được mở rộng thêm 1.055,83ha hứa hẹn mang đến môi trường làm việc tốt nhất cho các doanh nghiệp.
8. Khu công nghiệp quốc tế Protrade
( Đi vào hoạt động từ 2007, Tổng vốn đầu tư: 2.424,75tỷ đồng)
– Vị trí: xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
– Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV QUỐC TẾ PROTRADE
– Quy mô: 494,936ha
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 384,487 ha
– Năm đi vào hoạt động: 29/10/2007 Khu công nghiệp Quốc tế Protrade còn được gọi là KCN An Tây. Tập trung xây dựng không gian làm việc hiện đại, an toàn, không gian sống khoa học, tích cực. Dự án được thiết kế nhằm mang lại trải nghiệm Sống – Làm việc – Vui chơi – Học tập trong môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả.
9. Khu công nghiệp Rạch Bắp
( Đi vào hoạt động từ 2008, Tổng vốn đầu tư: 196,014 tỷ đồng)
– Vị trí: xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
– Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Công Nghiệp An Điền
– Quy mô: 278,603ha
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 189 ha
Khu công nghiệp Rạch Bắp là dự án khu công nghiệp nổi bật của tỉnh Bình Dương. KCN ra đời là kỳ vọng tạo liên kết chặt chẽ nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn với nhau.
10. Khu công nghiệp Thới Hòa
(Đi vào hoạt động từ 2004, Tổng vốn đầu tư: 339,442 tỷ đồng)
– Vị trí: xã Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
– Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên (Becamex IDC)
– Quy mô: 202,4ha
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 134,59 ha
– Ngành nghề thu hút đầu tư: May mặc; Phụ liệu ngành may; Bao bì giấy.
Quá trình đô thị hóa, Tốc độ gia tăng các KCN trong tỉnh Bình Dương
– Tỷ lệ đô thị hoá đạt 40% năm 2010, tăng lên 50% năm 2015 và đạt 75% năm 2020. Dự báo, dân số đô thị năm 2010 là 480 nghìn người, năm 2020 là 1,5 triệu người. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Không gian thành phố Bình Dương kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hoà trở thành đại đô thị của cả nước.
– Năm 2020, dự kiến toàn Tỉnh có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 9.360,5 ha và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.704 ha.
– Hiện nay, với chính sách mở cửa và thu hút, các Cụm- KCN tăng lên rất nhanh, toàn tỉnh đã có 48 Cụm – KCN lớn nhỏ làm cho diện mạo của Bình Dương đã hoàn toàn đổi mới.
Kết cấu hạ tầng kỷ thuật
– Hệ thống giao thông: Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải – Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân – Tân Hưng – Hưng Hòa… Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh
– Hệ thống điện- nước: Đầu tư đồng bộ nâng cấp, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị tập trung. Tốc độ tăng trưởng điện năng tăng trung bình 24%/năm giai đoạn 2006 – 2010 và giảm xuống còn 13%/năm giai đoạn 2011- 2015. Tổng nhu cầu điện năng tiêu thụ 6.700 GWh đến năm 2010 và 12.400 GWh đến 2015. Thành phần phụ tải cho sản xuất và tiêu dùng khoảng 20% thời kỳ đến 2015 và 18% thời kỳ đến 2020. Thành phần phụ tải phục vụ phát triển các ngành dịch vụ khoảng 36% thời kỳ 2006 – 2015 và ổn định 30% thời kỳ sau 2015. Đến năm 2010, ngành nước phải xử lý 247.000 m3/ngày đêm và đến năm 2020 xử lý 462.000 m3/ngày đêm. Bảo đảm 95 – 97% hộ nông thôn được dùng điện và nước sạch năm 2010 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.
– Thông tin liên lạc: Phát triển ngành bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật số hoá và tự động hoá nhằm bảo đảm thông tin thông suốt toàn tỉnh, gắn kết với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đánh giá tình hình phát triển Khu Công Nghiệp Bình Dương
Hiện tại, các KCN tại Bình Dương chiếm đến ¼ diện tích Khu công nghiệp miền Nam. Mô hình xây dựng KCN Bình Dương cũng trở thành hình mẫu về cơ sở hạ tầng, khả năng thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường cho các địa phương khác của Việt Nam. Vì vậy Bình Dương cũng là một trong số các địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo thống kê cho thấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có tới 48 cụm- khu công nghiệp lớn nhỏ với tổng diện tích quy hoạch trên 10.000ha. Tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại đây hiện đã lên đến con số hơn 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư hết sức quy mô.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp Bình Dương đã biến nơi đây trở thành tỉnh thành công nghiệp lớn nhất nhì nước ta. Vậy điều gì đã thu hút hàng loạt nhà đầu tư đến với Bình Dương? Tiềm năng phát triển khu công nghiệp tại khu tỉnh thành này trong thời gian tới sẽ đi theo xu hướng nào?
Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, trong tháng 1/2022, tỉnh đã thu hút được 108 tỷ đồng đầu tư trong nước, với 4 dự án mới. Trong khi đó thu hút đầu tư nước ngoài của Bình Dương đạt 118,89 triệu USD, trong đó có 5 dự án mới với tổng vốn đầu tư 59,2 triệu USD. Cũng trong tháng 1/2022, Bình Dương có 2 dự án đầu tư nước ngoài dừng hoạt động, có tổng vốn đầu tư 42,55 triệu USD. Và đến tháng 1/2022, toàn thị trường KCN Bình Dương có 3.000 dự án đang đầu tư. Trong đó dự án có vốn đầu tư nước ngoài có số lượng 2.333 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 25,89 tỷ USD. Số lượng dự án đầu tư trong nước là 667 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 78.513 tỷ đồng.
Vì sao Bình Dương lại thu hút đầu tư ?
– Một là: Bình Dương sở hữu vị trí địa lý đắc địa
Bình Dương nằm cách trung tâm TP.HCM chỉ tầm 30km, là Tỉnh tiếp giáp với hàng loạt các tỉnh thành lớn như Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh… Với vị trí đó, Bình Dương là khu vực có được khả năng kết nối mạnh mẽ từ nơi này đến nơi khác và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp.
– Hai là: Bình Dương tiếp cận được thị trường rộng lớn
Bình Dương là tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trong những nhân tố quan trọng trong tứ giác công nghiệp gồm TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu. Nhờ vậy Bình Dương có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn nguyên liệu dồi dào lẫn thị trường tiêu thụ rộng lớn thúc đẩy các hoạt động sản xuất đi lên.
– Ba là: Tỉnh Bình Dương có hạ tầng cơ sở phát triển mạnh
Hệ thống giao thông, điện nước, hạ tầng cơ sở, hệ thống mạng viễn thông, thông tin liên lạc phát triển mạnh mẽ và đồng bộ. Đó cũng là tiềm năng để Bình Dương có thể đáp ứng tốt mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh và thông tin liên lạc của các nhà đầu tư.
– Bốn là: Tỉnh Bình Dương có hàng loạt khu công nghiệp hỗ trợ nhau
Không chỉ có vài khu công nghiệp, mà Bình Dương hiện có tới 48 Cụm- KCN phát triển đủ mọi ngành nghề. Chính điều này đã tạo nên sự bổ trợ tích cực cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
ĐẶC BIỆT là: Có chính sách thu hút đầu tư vô cùng hấp dẫn
Để thu hút đầu tư trong, ngoài vùng, tỉnh Bình Dương hiện áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đến đầu tư như miễn giảm thuế phí thuê mướn nhà xưởng, miễn phí quản lý và giảm phí vận hành cho các nhà đầu tư,…
Nhiều năm qua, Bình Dương luôn nằm trong danh sách những địa phương thu hút đầu tư các doanh nghiệp FDI nhiều nhất nước.Bên cạnh việc quan tâm hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp đầu tư, thông qua cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng khoa học công nghệ đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bình Dương còn áp dụng nhiều mô hình truyền thông quảng bá thương hiệu hình ảnh các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh thông qua Ban Quản lý (BQL) các KCN tỉnh.
Xu hướng phát triển KCN Bình Dương trong thời gian tới
Theo thông cáo báo chí của UBND Tỉnh Bình Dương thì từ năm 2020 trở về sau, tỉnh sẽ áp dụng kế hoạch điều chỉnh quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn trực thuộc. Cụ thể hơn là:
– Mở rộng quy mô các khu công nghiệp lớn nhỏ: Trong vòng 5 năm tới, Bình Dương sẽ phấn đấu trở thành tỉnh thành công nghiệp lớn nhất cả nước và là thành phố trực thuộc Trung Ương. Theo đó, quy mô của các khu công nghiệp sẽ tiếp tục được mở rộng để đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu phát triển của toàn vùng.
– Phát triển khu công nghiệp về phía Bắc: Tại khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương, quỹ đất tự nhiên hiện còn khá nhiều. Vì vậy nơi đây sẽ được chọn làm “bãi đáp mới” cho các KCN lớn nhỏ được quy hoạch tiếp theo trên địa bàn. Song song với đó, các ban ngành chức năng cũng sẽ tập trung mở rộng hạ tầng cơ sở tại đây để phát triển sản xuất, thương mại và vận tải hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh.
– Điều chỉnh bổ sung một số khu công nghiệp mới thành lập: Theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ, Bình Dương sẽ đưa KCN Mai Trung rộng 51ha ra khỏi đề án Quy Hoạch Phát Triển Các KCN trên địa bàn. Đồng thời tỉnh này sẽ bổ sung thêm hàng loạt KCN mới khác như Bình Dương Riverside rộng 600ha, Tân Lập I rộng 200ha, Việt Nam – Singapore III rộng 1000ha và KCN Vĩnh Lập rộng 500ha vào bản đề án quy hoạch chung.
Cẩm nang vàng cho các nhà đầu tư KCN Bình Dương
Bạn nên đầu tư vào khu công nghiệp Bình Dương ngay hôm nay để có được lợi nhuận lớn cho mình.
Không khó để nhận thấy tiềm năng phát triển của các khu công nghiệp Bình Dương vẫn còn khá rộng mở trong thời gian tới. Nhưng để đảm bảo được lợi nhuận lớn cho mình trong quá trình đầu tư tại đây, thì bạn nên bỏ túi một số lời khuyên vàng sau đây:
– Đối với chủ đầu tư xây dựng khu công nghiệp: Hiện tại quỹ đất tại Bình Dương còn rộng nên giá thuê mướn đất xây dựng khu công nghiệp cho thuê còn khá rẻ. Vì vậy, ngay bây giờ, bạn nên nhân cơ hội này chọn cho mình một vị trí đẹp để thuê đất và xây dựng khu công nghiệp.
– Đối với nhà đầu tư cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp: Trường hợp bạn là các doanh nghiệp muốn đầu tư sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp Bình Dương, thì bạn nên chọn cho mình nơi cho thuê nhà xưởng có đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Chủ đầu tư KCN cho thuê phải có năng lực quản lý tốt để đảm bảo khả năng vận hành linh hoạt cho toàn khu sản xuất.
– Đối với nhà đầu tư đất nền khu công nghiệp: Ngoài việc chuẩn bị nguồn vốn dồi dào, bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin dự án đất nền KCN mà mình đang hướng đến. Bạn chỉ nên rót tiền cho những lô đất được quy hoạch bởi chủ đầu tư uy tín, có tên tuổi và có đầy đủ chứng từ chứng minh tính pháp lý của toàn bộ dự án.
Bạn hãy truy cập Webside: bdscongnghiep.net…. Để biết thêm chi tiết !
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!