BÌNH ĐỊNH – VÀI NÉT TỔNG QUAN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42’10 Bắc, 108°55’4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39’10 Bắc, 108°54’00 Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27′ Bắc, 108°27′ Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn, có tọa độ: 13°36’33 Bắc, 109°21′ Đông.
Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia.
2. Địa hình
Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn (khoảng 1.000m). Các dạng địa hình phổ biến là: Vùng núi, đồi và cao nguyên: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh với độ cao trung bình 500 – 1.000m, đỉnh cao nhất là 1.202m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Các dãy núi chạy theo hướng Bắc – Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá
.Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha, có độ cao dưới 100m, độ dốc tương đối lớn từ 10° – 15°.
Vùng đồng bằng: Diện tích khoảng 1.000 km², được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi
.Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Bình Định còn có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ, trong đó đảo Nhơn Châu là đảo lớn nhất (364 ha) cách TP. Quy Nhơn 24 km, có trên 2.000 dân.
Ngoài các vùng địa hình đặc trưng nói trên, Bình Định có khá nhiều sông. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Có 4 sông lớn là: Lại Giang, Kôn, La Tinh và Hà Thanh. Nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, đầm Thị Nại là đầm lớn, rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội. Đầm còn được biết đến là một di tích lịch sử – văn hóa và với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay
3. Khí hậu
Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 – 26,1°C; tại vùng duyên hải là 27°C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 – 27,9% và độ ẩm tương đối 79 – 92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối 79%. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751mm, cực đại là 2.658mm, cực tiểu là 1.131mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 – 12; mùa khô kéo dài từ tháng 01 – 8. Cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu làm cho Bình Định tuy không có đồng bằng rộng lớn nhưng có đồng ruộng phì nhiêu, đa dạng về sản phẩm nông, lâm, ngư…, nhiều tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thuỷ điện
4. Dân cư
Bình Định có diện tích tự nhiên 6022,6 km², dân số 1.486.465 người, mật độ dân số 389 người/km² (số liệu năm 2018).
Dân số ở thành thị chiếm 31,03%, nông thôn chiếm 68,97%, mật độ dân số là 246 người/km² và dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng chiếm: 58.8% dân số toàn tỉnh. Ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộc khác nhưng chủ yếu là Chăm, Ba Na và Hrê, bao gồm khoảng 2,5 vạn dân. toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 141.215 người, nhiều nhất là Phật giáo có 93.110 người, tiếp theo là Công giáo có 33.516 người, đạo Cao Đài có 13.118 người, đạo Tin Lành có 1.321 người. Còn lại các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 94 người, Baha’i giáo có 26 người, Hồi giáo có 19 người, Bà La Môn có 10 người, 1 người theo Minh Lý đạo.
Dân cư trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, dân cư tập trung đông nhất tại khu vực thành phố Quy Nhơn (mật độ dân số trung bình 987người/km2), tiếp đến là tại thị xã An Nhơn (mật độ trung bình 800 người/km2), huyện Hoài Nhơn (mật độ trung bình 750 người/km2); thấp nhất là huyện Vân Canh với 30,9 người/km2.
Văn hóa: Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Đây cũng là nơi xuất phát phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ 18 với tên tuổi của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ; là quê hương của các danh nhân Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân,Nguyễn Đăng Lâm, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ngô Mây, Tăng Bạt Hổ, Diệp Trường Phát…, và các văn thi nhân Nguyễn Diêu, Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan,Quách Tấn, Nguyễn Thành Long, Phạm Hổ, Phạm Văn Ký… Bình Định còn được biết đến với truyền thống thượng võ và có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài chòi, hát bội, nhạc võ Tây Sơn, hò bá trạo của cư dân vùng biển… cùng với các lễ hội như: lễ hội Đống Đa, lễ hội cầu ngư, lễ hội của các dân tộc miền núi…
5. Tài nguyên thiên nhiên
Bình Định có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm 26 – 280C. Lượng mưa trung bình 1700 – 1800 mm. Có các sông lớn như sông Kôn, Lại Giang, La Tinh, Hà Thanh cùng hệ thống sông suối thuận lợi cho phát triển thủy lợi, thủy điện và cung cấp nước sinh hoạt. Có 11 nhóm đất với 30 loại đất khác nhau, trong đó đất phù sa chiếm 71.000 ha. Hiện có gần 117.000 ha đất nông nghiệp, 202.700 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 154.400 ha rừng tự nhiên, gần 200.000 ha đất chưa sử dụng có thể khai thác phát triển nông lâm nghiệp. Bình Định có bờ biển dài 134 km, có 3 cửa lạch lớn Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan, có đầm Thị Nại và các đầm khác, nhiều loại thuỷ hải sản quý thuận lợi cho phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Bình Định không giàu về tài nguyên khoáng sản nhưng có một số khoáng sản có giá trị như đá xây dựng, quặng titan, nước suối khoáng, cao lin, cát trắng.
II. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Trong những năm qua, kinh tế – xã hội tỉnh Bình Định không ngừng phát triển.Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội được nâng cao, các côngtrình hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội được đầu tư phát triển.
Hoạt động văn hoá thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân,bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống được chú trọng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được tiếp tục phát triển,95% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình
Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc nghiên cứu, ứng dụng nhằmsử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng năngsuất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranhcủa nền kinh tế. Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng đem lạihiệu quả thiết thực như giống mới, kỹ thuật canh tác phòng trừ dịch,hại tổng hợp, thay đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng…
1. Nguồn nhân lực
Bình Định có nhiều dân tộc chung sống, đoàn kết trong đấu tranh và xây dựngđất nước. Dân tộc Kinh chiếm 98% so tổng dân số, 3 dân tộc thiểu sốchiếm 2% chủ yếu là Ba Na, H’re, Chăm ở 113 làng/22 xã các huyện miềnnúi, trung du. Với tổng dân số 1.561.500 người (năm 2005) phân bố khôngđều, trong đó thành phố Quy Nhơn cao nhất là 1.195,5 người/km2, thấp nhất là huyện Vân Canh 31,1 người/ km2. Cơ cấu dân số trẻ, dưới 30 tuổichiếm 62,8% là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các ngành kinh tế
Hiện có 904.300 người trong độ tuổi lao động; 795.700 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông khá đồng bộ. Quốc lộ 1A (qua tỉnh 118 km) và đường sắt quốc gia (qua tỉnh 150 km) chạy xuyên suốt chiều dài Bắc – Nam củatỉnh; cùng với Quốc lộ 1D (dài 33 km), Quốc lộ 19 (qua tỉnh 70 km) nối Cảng Quy Nhơn với bên ngoài thuận lợi. Cảng Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của cả nước có thể đón tàu 3 vạn tấn ra vào cảng an toàn.Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30 km về phía Bắc có thể mở thêm nhiều chuyến bay đón hành khách đi và đến Bình Định. Toàn tỉnh có 465 km đường tỉnh lộ, đáng chú ý có tuyến đường ven biển nối từ Nhơn Hội đến Tam Quan tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khai thác tiềm năng ven biển, hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm. Đã có 100% số thôn trong tỉnh có điện, 98,2% số hộ được dùng điện. Hệ thống bưu điện, bưu cục phủ kín toàn tỉnh, đến năm 2005 bình quân có 66 máy điện thoại/1.000 dân. Trường Đại học Quy Nhơn nằm trên đường An Dương Vương thực hiện đào tạo đa ngành cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học cho khu vực. Trên địa bàn tỉnh có Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học QuangTrung, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Cao đẳng Nghề, 2 trường trung học chuyên nghiệp, 398 trường học phổ thông. Tại tỉnh có 16 bệnh viện với 2.180 giường bệnh, 15 phòng khám, 1 viện điều dưỡng và 157 trạm xá xã; trong đó có Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa thành phố tại Quy Nhơn và 2 bệnh viện đa khoa khu vực tại Phú Phong và Bồng Sơn là những cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân có chất lượng cao. Hạ tầng thương mại, du lịch được xây dựng đang đáp ứng yêu cầu phát triển.
3. Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiện trạng công nghiệp tỉnh Bình Định Sau hơn 22 năm xây dựng các KCN và 15 năm hình thành phát triển KKT NhơnvHội, đến nay, Bình Định đã và đang hình thành 01 KKT và 10 khu công nghiệp (và 62 cụm công nghiệp), Tại Khu kinh tế Nhơn Hội (14.308ha) có 3 KCN gồm: KCN Nhơn Hội – Khu A (394,1ha), KCN Nhơn Hội – Khu B (451,86ha) và KCN Becamex Bình Định (1.000 ha). Đồng thời, có 7 KCN nằm ngoài Khu kinh tế gồm: KCN Phú Tài (345,8ha), KCN Long Mỹ (117,67ha), KCN Nhơn Hòa (282ha), KCN Hòa Hội (266,18ha), KCN Bình Nghi (228ha), KCN Cát Trinh (368,1ha) và KCN Long Mỹ giai đoạn 2 (100ha)
– Các KCN đã hình thành và đang thu hút đầu tư bao gồm: KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ, KCN Nhơn Hòa, KCN Hòa Hội, KCN Nhơn Hội (Khu A, Khu B). Hiện nay, Ban Quản lý khu kinh tế đang đôn đốc Chủ đầu tư sớm đẩy nhanh tiến độ thi công hạ tầng kỹ thuật, đưa vào hoạt động đối với KCN Becamex Bình Định; triển khai các thủ tục để thành lập KCN Cát Trinh, KCN Bình Nghi, KCN Long Mỹ (giai đoạn 2). Lũy kế đến cuối năm 2020, tại khu kinh tế Nhơn Hội và các KCN có 378 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 97.032 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện 30.086 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 30,5% tổng vốn đăng ký). Trong đó, có 35 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 723 triệu U D. Tổng số lao động hơn 20.000 người. Doanh thu đạt 33.000 tỷ đồng (tăng 4,4% so với 2019); kim ngạch xuất khẩu: đạt 350 triệu USD (tăng 6% so với 2019); nộp ngân sách đạt 1.100 tỷ đồng…. Với vai trò động lực, KKT Nhơn Hội và các KCN đã tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực, tăng cao tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ.
– Cụm công nghiêp: Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định có 62 CCN6 được quy hoạch phát triển với tổng diện tích 1,950.30 ha Tại các CCN hiện đã xây dựng được 08 hệ thống xử lý nước thải chung. Ngành nghề hoạt động trong các cụm công nghiệp tương đối đa dạng, có 57 CCN hoạt động đa ngành nghề và 04 CCN chuyên ngành (CCN thủy sản Mỹ Thành, CCN Cát Trinh; CCN Tam Quan; CCN chế biến thủy sản Cát Khánh).
– Về phát triển hạ tầng khu công nghiệp: Đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tăng tỷ lệ lấp đầy trong KCN. Hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp Nhơn Hòa (giai đoạn 2), Bình Nghi, Hòa Hội, Cát Trinh, Long Mỹ (giai đoạn 2) và các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nhơn Hội; bổ sung quy hoạch Khu công nghiệp Bồng Sơn; phấn đấu sớm đưa vào hoạt động Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ Becamex – VSIP Bình Định. Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, thiết kế các khu chức năng linh hoạt để có thể tăng cơ hội chia sẻ nguồn lực trong KCN, tạo điều kiện nâng tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp còn thấp hiện nay trên địa bàn tỉnh.
– Về phát triển cụm công nghiệp: Tập trung thu hút đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phát triển 57 CCN với tổng diện tích 2,270.85 ha; giai đoạn triển khai đầu tư xây dựng đến năm 2030. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, tu sửa hạ tầng kỹ thuật bên ngoài để kết nối đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, ưu tiên đầu tư các tuyến đường vào cụm công nghiệp. Triển khai Đề án Bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên bố trí khoảng 50% diện tích phục vụ chế biến nông, lâm, thủy, hải sản trong cụm công nghiệp; hoàn thành di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong Cụm công nghiệp Quang Trung và Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn. Chuyển đổi ngành nghề đối với Cụm công nghiệp Gò Đá Trắng và Cụm công nghiệp Bình Định (thị xã An Nhơn) theo hướng công nghiệp sạch và thương mại dịch vụ.
Phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 – 2025: Tích cực đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Chương trình hành động này đặt ra mục tiêu chung là phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đưa Bình Định trở thành điểm đến an toàn, có nét đặc trưng riêng, văn minh, thân thiện và hấp dẫn.
TP Quy Nhơn nhìn từ trên cao.
– Phát triển thương hiệu du lịch biển đảo
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao và bền vững, tạo thương hiệu cạnh tranh lâu dài là nhiệm vụ mang tính xuyên suốt để thực hiện hiệu quả mục tiêu của chương trình hành động này.
Trong đó, quan trọng nhất là ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển đảo thành thương hiệu mạnh, có lợi thế cạnh tranh của du lịch Bình Định. Nổi bật là sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp; du lịch thể thao, giải trí trên biển (công viên biển, lặn ngắm san hô, câu cá giải trí trên biển và một số loại hình du lịch, giải trí trên biển) dọc tuyến Quy Nhơn – Sông Cầu, Quy Nhơn – Nhơn Lý – Cát Tiến, Phù Mỹ – Hoài Nhơn, Nhơn Hải – Cù Lao Xanh…
Với các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng, yêu cầu chính là đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cách mạng của tỉnh; khai thác thế mạnh ẩm thực đặc trưng, đa dạng của địa phương.
Quy hoạch, xây dựng phương án triển khai các hoạt động khai thác, phát huy giá trị tại một số di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; xã hội hóa công tác bảo vệ, khai thác một số di tích có tiềm năng gắn kết với các hoạt động phát triển du lịch trở thành điểm tham quan du lịch.
Cùng với đó là hình thành các tuyến du lịch gắn với điểm đến là các võ đường, làng nghề truyền thống; các di tích lịch sử- văn hóa, di tích về phong trào Tây Sơn; hệ thống tháp Chăm… Tiếp tục hình thành và phát triển các điểm biểu diễn nghệ thuật tuồng, bài chòi dân gian, võ cổ truyền Bình Định, các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch.
Ngoài ra, các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng cũng cần được quan tâm hơn. Đơn cử, phát triển dịch vụ du lịch tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Tổ hợp Không gian khoa học tại TP Quy Nhơn nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù riêng của tỉnh Bình Định – du lịch khám phá khoa học. Đồng thời, phát triển các loại hình du lịch thể thao võ cổ truyền, du lịch golf, chạy việt dã, bóng chuyền bãi biển… Phát huy tiềm năng các suối khoáng nóng, võ cổ truyền Bình Định để hình thành các sản phẩm du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe…
– Đầu tư hạ tầng mang tính liên kết
Để du lịch phát triển bền vững, mang lại giá trị cao, đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nền móng quan trọng. Trước hết, cần phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch, liên kết các cụm du lịch và tại các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch.
Cụ thể, hoàn thành đầu tư tuyến đường ven biển trong tỉnh từ Cát Tiến (Phù Cát) đến Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn), đường ven đầm từ Cát Tiến đến QL 19 mới và các tuyến đường kết nối từ QL 1A đến đường ven biển; đầu tư điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ. Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường giao thông của Khu kinh tế Nhơn Hội; nâng cấp, mở rộng tuyến QL 19B đoạn Sân bay Phù Cát đến Bảo tàng Quang Trung. Đề xuất nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát thành Cảng hàng không quốc tế; đầu tư nâng cấp, cải tạo nhà ga Diêu Trì, cảng biển, cảng thủy nội địa dành cho khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tỉnh.
Cùng với đó là đầu tư xây dựng, cung cấp đầy đủ hạ tầng kỹ thuật như điện, nước sinh hoạt, viễn thông… đến các khu vực có tiềm năng du lịch để thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển các dự án du lịch; kết hợp đầu tư toàn diện đồng bộ cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường góp phần phát triển du lịch bền vững.
Đáng chú ý, tỉnh sẽ khuyến khích đầu tư các cơ sở dịch vụ phục vụ khách như nhà hàng, các trung tâm thương mại – mua sắm, vui chơi giải trí, thẩm mỹ chăm sóc sắc đẹp đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế nhằm phục vụ thị trường khách mục tiêu của Bình Định.
– Phát triển du lịch đồng đều
Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trong thời gian đến là xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án hạ tầng, các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn du lịch trọng điểm trong tỉnh. Song, cũng cần hình thành dự án và kêu gọi đầu tư một số khu du lịch ở phía Bắc (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão), phía Tây (Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh) nhằm tạo sự phát triển đồng đều trên địa bàn tỉnh.
– HẾT-