Bà Rịa - Vũng Tàu

Chi tiết - Bà Rịa - Vũng Tàu

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh. Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh , phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, còn phía nam giáp Biển Đông.
Hiện nay Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong nước có tỉnh lị không phải là đô thị lớn nhất trong tỉnh và là tỉnh có hai thành phố trực thuộc tỉnh ở khu vực phía nam.

2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

* Địa hình
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã.

Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển.
Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thanh Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2.

* Khí hậu

– Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.

– Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500mm.

– Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

– Diện tích: 1.989,46 km2.

3. DÂN CƯ

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người Hoa có 10.042 người, đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người, người Khơ Me có 2.878 người, người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ít người khác như người Nùng có 993 người, người Mường có 693 người, người Thái có 230 người, ít nhất là các dân tộc như người Xơ Đăng, người Hà Nhì, người Chu Ru, người Cờ Lao, mỗi dân tộc chỉ có một người, người nước ngoài thì có 59 người.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 1.148.313 người, mật độ dân số đạt 556 người/km². Dân số nam đạt 576.228 người, trong khi đó nữ chỉ đạt 572.085 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1‰, 60% dân số sống ở đô thị và 30% dân số sống ở nông thôn.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 13 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 270.996 người, Phật giáo có 220.336 người, Đạo Cao Đài có 23.600 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 4.077 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 1.424 người, Tịnh Độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.168 người, Phật giáo Hòa Hảocó 468 người, Hồi Giáo 169 người, Minh Sư Đạo có 12 người, Baha’i có năm người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có bốn người, Bà- La- Môn có ba người, còn lại là Minh Lý Đạo có hai người.

4. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy.

Bà Rịa- Vũng Tàu là thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.

Năm 2018, Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị hành chính đứng thứ 38 về số dân, xếp thứ 7 về tổng sản phẩm trên địa bàn, xếp thứ 3 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP Với 1.112.900 người dân, GRDP đạt 149.574 tỷ đồng (tương ứng với 6,4961 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 134,4 triệu đồng (tương ứng với 5.837 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%, không tính về ngành dầu khí theo quy định của Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Theo số liệu năm 2004 của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theo sức mua tương đương) và về chỉ số phát triển con người HDI (0,828). Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 61.9%.

Hoạt động kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu trước hết phải nói về tiềm năng dầu khi Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.

Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4.000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm (800.000 tấn/năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội.

Về lĩnh vực cảng biển, kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam Bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải- cảng Sài Gòn và nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu 15 m đảm bảo các tàu container trên 100.000 tấn đã có thể cập cảng Bà Rịa – Vũng Tàu đi thẳng sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảng còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ giao thương của khu vực miền Nam, và Việt Nam (nằm gần đường hàng hải quốc tế và là tỉnh có nhiều cảng biển nhất Việt Nam).

Về lĩnh vực du lịch, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thuỳ Vân hay còn gọi là Bãi Sau nằm ở đường Thuỳ Vân. Dọc bờ biển Long Hải, Xuyên Mộc có nhiều bãi biển đẹp và khu du lịch lớn: Hồ Tràm MGM, Vietso resort… Các khu du lịch có khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Nghinh Phong… Các khách sạn có khách sạn Pullman, khách sạn Imperial, khách sạn Thuỳ Vân, khách sạn Sammy, khách sạn Intourco Resort, khách sạn DIC…

NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN MẠNH VÀ ỔN ĐỊNH

Năm 2019, các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh đã có mức tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trừ dầu khí đạt 7,65%. Cụ thể, ngành công nghiệp trong năm 2019 tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp chủ đạo vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (trừ dầu thô và khí đốt) đạt khoảng 275.246 tỷ đồng, tăng 9,12%; các lĩnh vực sản xuất công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, lĩnh vực khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ

9,8–9,9%; các sản phẩm công nghiệp mức tăng thấp nhất từ 1,4%, cao nhất đạt 69,92%,; trong đó sản xuất sắt, thép chiếm 35% tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng 8,75%. Trong năm 2019, có thêm 15 dự án công nghiệp đi vào hoạt động ổn định, đóng góp thêm khoảng 35.000 tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp.

Dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics tăng trưởng mạnh, doanh thu dịch vụ cảng khoảng 4.056 tỷ đồng, tăng 4,8%. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2019 ước đạt khoảng 71,1 triệu tấn, tăng 4,82%, đạt khoảng 52% tổng công suất thiết kế của cảng đang hoạt động. Đến nay, đã có hơn 100 ha kho bãi logistics đi vào hoạt động trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch phát triển tốt, các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch đều đạt ở mức cao, chất lượng được cải thiện. Doanh thu dịch vụ lưu trú khoảng 5.362 tỷ đồng, tăng 17,85%; số lượng khách lưu trú khoảng 3,71 triệu lượt, tăng 19,68%, trong đó khách nước ngoài khoảng 500.000 lượt, tăng 17,92%.

Ngoài ra, đối với mức bán lẻ hàng hóa ước khoảng 45.246 tỷ đồng, tăng 13,98%; kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí ước khoảng 5,082 triệu USD, tăng 14,02%; giá trị sản xuất nông nghiệp ước khoảng 8.362 tỷ đồng, tăng 3,45%, ngư nghiệp ước khoảng 10.777 tỷ đồng, tăng 4,21%…

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đang có 301 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 27 tỷ USD và 450 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 244.000 tỷ đồng.

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

KCN Long Sơn
KCN Hòa Long
KCN Sonadezi Châu Đức
KCN Phú Mỹ III
KCN Đá Bạc
KCN Phú Mỹ I
KCN Đông Xuyên
KCN Mỹ Xuân A
KCN Mỹ Xuân A2
KCN Mỹ Xuân B1 – CONAC
KCN Cái Mép
KCN Phú Mỹ II
KCN Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng
KCN Mỹ Xuân B1 – Đại Dương
KCN Long Hương
KCN Đất Đỏ 1
Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn
Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch 29 cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố trong tỉnh và đang quy hoạch thêm các khu công nghiệp ở huyện Đất Đỏ.

ĐỐI NGOẠI

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt với nhiều tỉnh thành trong cả nước và quốc tế như: Hàn Quốc, Nga, Canada,…

5. TIỀM NĂNG ĐỂ VŨNG TÀU PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI

* HẠ TẦNG GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ và KHÁ THUẬN LỢI

Bà Rịa- Vũng Tàu nằm cửa ngõ ra biển Đông, trong TỨ GIÁC VÀNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM, có lợi thế lớn về giao thông cả trong hiện tại và tương lai:

– Sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng kết nối Vũng Tàu 35 km cùng hàng loạt tuyến đường được kết nối và xây dựng.

– Đường cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu với quy mô 4-6 làn xe, sẽ triển khai xây dựng sau khi

QL 51 mở rộng xong

– Cao tốc Bến Đức- Long Thành, với chiều dài 154 km, quy mô 6-8 làn xe, dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Đây sẽ là tuyến giao thông trọng điểm nối đặn khu kinh tế Tây Nam Bộ và Tây Nam Bộ,

– Tuyến đường vành đai 4 từ Vũng Tàu đến cuối cảng Hiệp Phước, dài 197 km, quy mô 6- 8 làn xe, kết nối đương bộ, cao tốc, quốc lộ, giảm ùn tắc giao thông, thúc đảy kinh tế phát triển.

– QL51, QL55, QL 56 cũng được nâng cấp và mở rộng

* VŨNG TÀU LÀ ĐỊA PHƯƠNG THU HÚT FDI THUỘC TOP ĐẦU CẢ NƯỚC

Bà Rịa- Vũng Tàu luôn luôn là một trong những trung tâm thu hút đầu tư vốn. Cụ thể là

– Năm 2020, Vũng Tàu là 1 trong 4 địa phương thu hút FDI lớn nhất trong cả nước

– 301 dự án FDI với tổng số vốn đăn kí 27 tỷ USD

– 450 dự án trong nước với tổng số vốn đang kí hơn 244 ngàn tỷ đồng

* BÀ RỊA- VŨNG TÀU LÀ TỈNH CÓ THU NHẬP CAO VÀ TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN MẠNH

– Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 6.100 USD/ người/ năm, đứng thứ 2 tại phía Nam và đứng thứ 3 trong cả nước.

– Đóng góp ngân sách Nhà nước cao thứ 3 trong cả nước 89.000 tỷ đồng( Sau TP. HCM và Hà Nội)

– Tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định, đạt 9,12%/ năm

– Tính từ năm 2000 đến nay, Vũng Tàu luôn là địa phương có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước

* BÀ RỊA VŨNG TÀU LÀ TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG, CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ

– 45 Khu và cụm công nghiệp( KCN KHÍ Điện Đạm Phú Mỹ trị giá 6 tỷ USD)

– Hơn 20 triệu lượt khách du lịch/ năm, tăn trưởng hơn 18 %

– Hệ thống cảng biển lớn nhất tại phía Nam với 48 dự án, quy môi 2.528 ha

– Cụm cảng lớn nhất là Cái Mép- Thị Vải, gồm 9 cảng, quy mô 1.200 ha, đứng thứ 19 thế giới

– Kho ngầm chứa khí lỏng (LPG) lớn nhất Đông Nam Á 1,35 tỷ USD.

– Năng lượng: Cung cấp 40 % sản lượng điện của cả nước

Giai đoạn 2021- 2025, BÀ RỊA- VŨNG TÀU xác định phát triển địa phương với 4 trụ cột kinh tế là: CÔNG NGHIỆP, CẢNG BIỂN- DỊCH VỤ HẬU CẦN CẢNG và LOGISTICS, DU LỊCH, NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.

* CHÍNH SÁCH THU HÚT CỰC KHỦNG CỦA TỈNH

( HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP))

theo Kế hoạch Số: 39/KH-UBND của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP

– Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đồng thời nâng cao các chỉ số chất lượng quản trị và dịch vụ hành chính công để đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, hấp dẫn và thuận lợi cho các thành phần kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh đảm bảo phù hợp với lộ trình cam kết của Hiệp định RCEP.

– Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân, hợp tác xã phù hợp với các cam kết của Hiệp định.

– Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gắn kết giữa phát triển công nghiệp với thương mại, gắn sản xuất với thị trường. Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sâu; áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế vào quá trình quản lý và sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

– Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng để tận dụng lợi ích của Hiệp định.

– Thông qua các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo thuận lợi cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; chú trọng sự hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, khoa học – công nghệ; đàm phán, ký kết các thỏa thuận với đối tác, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước đối tác tham gia Hiệp định RCEP.

– Hỗ trợ cung cấp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp phù hợp nhu cầu thực tế và đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, tận dụng lợi ích Hiệp định đề ra.

– Nâng cao hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động theo yêu cầu doanh nghiệp.

– Nâng cao năng lực của các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực thương mại điện tử, gồm các hoạt động nhằm tăng cường năng lực sử dụng các công cụ trực tuyến nhằm thu thập thông tin về thị trường, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, tham gia các hoạt động kết nối trực tuyến, đàm phán và các ứng xử trên các phương tiện trực tuyến và một số hoạt động khác.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

– Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 156 km bờ biển, thềm lục địa rộng 100.000 km2 có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước. Với lợi thế về diện tích biển, bờ biển, Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Giai đoạn tới, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiếp tục tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, gồm công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.

– Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ VII đã xác định rõ ba nhiệm vụ đột phá và chín nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, với quyết tâm tiếp tục phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao. Nhiệm vụ chính của tỉnh trong giai đoạn 2021 -2025 là tập trung các giải pháp phát triển các ngành kinh kế mũi nhọn như công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.

Trong thời gian tới, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo từng chuyên ngành. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế so sánh như: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp gắn với lợi thế cảng biển; chú trọng các ngành công nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ lệ gia công trong ngành dệt may, da giày. Hạn chế hoặc không tiếp nhận các ngành công nghiệp thuộc một số lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; những lĩnh vực phi sản xuất làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều lao động.

Tích cực hỗ trợ các dự án công nghiệp lớn đưa vào hoạt động. Phát triển các ngành công nghiệp hóa dầu để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của ngành hóa chất trong giai đoạn phát triển tiếp theo.Hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện thu hút đầu tư, tăng tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp. Trên cơ sở các khu, cụm công nghiệp hiện có, định hướng hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung, thực hiện liên kết ngành trong các khu công nghiệp hỗ trợ, từng bước tạo ra mạng lưới cung ứng cho các ngành công nghiệp chế tạo, đóng tàu, hóa chất, dầu khí… trên địa bàn tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ phát triển hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp và hệ thống hạ tầng xã hội của khu vực. Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng đến một nền công nghiệp sản xuất xanh, sạch; bảo đảm đến năm 2023, 100% khu công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn loại A.

Để phát huy hệ thống cảng biển, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nối liền các cảng nước sâu, kết nối giao thông đường bộ, đường biển với các tỉnh trong Vùng trọng điểm phía Nam. Đồng thời, để tận dụng hệ thống cảng biển, Bà Rịa – Vũng Tàu quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu công nghiệp gắn với cảng biển. Nhiều dự án đầu tư lớn gắn với biển đang được triển khai, gồm: Kho tiếp vận khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và tái hóa khí thiên nhiên tại Vũng Tàu 4.971 tỷ đồng; Tổ hợp Hóa dầu miền Nam 5,4 tỷ USD…

Đến nay, hiệu quả hoạt động của hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh đang ngày càng được nâng lên, tổng công suất khai thác của hệ thống cảng năm 2020 đạt 90 triệu tấn/năm; dự kiến năm 2025 khoảng 133,2 – 149,4 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 161,8 – 195,5 triệu tấn/năm. Hiện nay, có 19 dự án cảng biển (bên ngoài các khu công nghiệp) được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.274 triệu USD và 7.644 tỷ đồng.

Về du lịch biển, trên địa bàn tỉnh có 3 khu du lịch biển nổi tiếng cả nước và thế giới. Mỗi năm, thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế, đó là Vũng Tàu, Long Hải, Côn Đảo. Đặc biệt, Côn Đảo với lợi thế là một hòn đảo có điều kiện sinh thái còn giữ được vẻ tự nhiên, hoang sơ và có bề dày lịch sử cách mạng hào hùng. Do đó, Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang huy động các nguồn lực để phát triển Côn Đảo thành khu du lịch quốc gia đặc sắc mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng luôn xác định phát triển kinh tế biển phải theo hướng bền vững, trên cơ sở tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Bà Rịa – Vũng Tàu cũng sẽ tăng cường bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai. Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và mở rộng hợp tác quốc tế.

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường công tác phòng trừ dịch hại để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Tiếp tục phát triển các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn có hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Đẩy mạnh cơ giới hóa, chế biến bảo quản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường bền vững.

* Có thể thấy, Bà Rịa- Vũng Tàu sở hữu rất nhiều tiềm năng để phát triển. Trong tương lai, hứa hẹn Vũng Tàu sẽ trở thành 1 trong những trung tâm kinh tế lớn nhất trong cả nước

Xem nhiều nhất

KHU CÔNG NGHIỆP BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

KHU CÔNG NGHIỆP BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

KHU CÔNG NGHIỆP BÀ RỊA - VŨNG TÀU.     Cơ sở hạ tầng: - Diện tích đất chuyển nhượng:• Các lô đất khả dụng: • 1 ha (10.000 m²) • 2 ha (20.000 m²) • 5 ha (50.000 m²) • 7 ha (70.000 m²) • 10 ha (100.000...
KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG XUYÊN - BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG XUYÊN - BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG XUYÊN - BÀ RỊA - VŨNG TÀU. Thông tin về Chủ đầu tư Khu Công Nghiệp : – Tên chủ đầu tư: Công ty Đầu tư và Khai thác Hạ tầng KCN Đông Xuyên.– Địa chỉ: Số...
Khu công nghiệp Khánh Cư - Ninh Bình

Khu công nghiệp Khánh Cư - Ninh Bình

Khu công nghiệp Khánh Cư - Ninh BìnhTên: Khu công nghiệp Khánh Cư - Ninh BìnhTổng diện tích: 170haĐịa chỉ: Xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh BìnhChủ đầu tư: KHANHCU-IP-NBThời hạn vận hành: 10/2013 - Thời điểm thành lập: ---Giá: 40 USD/m2 Chưa bao gồm VATMật độ XD (%): 60 (%)Tỷ...
Khu Công Nghiệp Đất Đỏ - Vũng Tàu.

Khu Công Nghiệp Đất Đỏ - Vũng Tàu.

Khu Công Nghiệp Đất Đỏ - Vũng Tàu Tổng quan KHu Công Nghiệp Đất Đỏ . Địa chỉ: KCN Đất Đỏ I, Xã Phước Long Thọ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Quyết định số: 2945/QĐ.UBND do Ủy...
Khu Công nghiệp Kim Sơn - Ninh Bình

Khu Công nghiệp Kim Sơn - Ninh Bình

Khu Công nghiệp Kim Sơn - Ninh BìnhTổng quan chung về khu công nghiệp Kim SơnTỉnh Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía cực nam của khu vực Đồng bằng sông Hồng - khu vực trọng tâm phát triển các khu công nghiệp...
KHU CÔNG NGHIỆP MỸ XUÂN B1 - CONAC - VŨNG TÀU

KHU CÔNG NGHIỆP MỸ XUÂN B1 - CONAC - VŨNG TÀU

Thông tin về khu công nghiệpKHU CÔNG NGHIỆP MỸ XUÂN B1 - CONACĐịa chỉ khu công nghiệp: phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; Thời gian hoạt động của Khu công nghiệp: Thời điểm thành lập: 04/1998: Thời hạn vận hành: 10/2062 Tổng vốn đầu...
KHU CÔNG NGHIỆP LONG HƯƠNG - VŨNG TÀU

KHU CÔNG NGHIỆP LONG HƯƠNG - VŨNG TÀU

Khu công nghiệp Long Hương - Bà Rịa Vũng TàuTổng diện tích: 400haĐịa chỉ: xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuChủ đầu tư: LONGHUONG-IP-BRVTThời hạn vận hành: --- - Thời điểm thành lập: ---Giá: 0 USD/m2 Giá chưa bao gồm VATMật độ XD (%): 60 (%)Tỷ...
KHU CÔNG NGHIỆP MỸ XUÂN B1 - TIẾN HÙNG - VŨNG TÀU

KHU CÔNG NGHIỆP MỸ XUÂN B1 - TIẾN HÙNG - VŨNG TÀU

Thông tin về doanh nghiệpTên chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-SX Tiến Hùng Địa chỉ : 150-152 Ngô Quyền, phường 5, Quận 10, TP.HCMThông tin về khu công nghiệpQuyết định thành lập: Số 1479/QĐ.UBND ngày 18/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng...

Bài mới mỗi ngày

Bộ lọc

KHU CÔNG NGHIỆP BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

KHU CÔNG NGHIỆP BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

KHU CÔNG NGHIỆP BÀ RỊA - VŨNG TÀU.     Cơ sở hạ tầng: - Diện tích đất chuyển nhượng:• Các lô đất khả dụng: • 1 ha (10.000 m²) • 2 ha (20.000 m²) • 5 ha (50.000 m²) • 7 ha (70.000 m²) • 10 ha (100.000...
Khu Công nghiệp Kim Sơn - Ninh Bình

Khu Công nghiệp Kim Sơn - Ninh Bình

Khu Công nghiệp Kim Sơn - Ninh BìnhTổng quan chung về khu công nghiệp Kim SơnTỉnh Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía cực nam của khu vực Đồng bằng sông Hồng - khu vực trọng tâm phát triển các khu công nghiệp...
Khu công nghiệp Khánh Phú - Ninh Bình

Khu công nghiệp Khánh Phú - Ninh Bình

Khu công nghiệp Khánh Phú - Ninh BìnhTổng quan chung về Khu Công nghiệp Khánh Phú Ninh Bình+ Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực nam của Đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội hơn 90km về phía Nam, nằm trên...
Khu công nghiệp Khánh Cư - Ninh Bình

Khu công nghiệp Khánh Cư - Ninh Bình

Khu công nghiệp Khánh Cư - Ninh BìnhTên: Khu công nghiệp Khánh Cư - Ninh BìnhTổng diện tích: 170haĐịa chỉ: Xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh BìnhChủ đầu tư: KHANHCU-IP-NBThời hạn vận hành: 10/2013 - Thời điểm thành lập: ---Giá: 40 USD/m2 Chưa bao gồm VATMật độ XD (%): 60 (%)Tỷ...
KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ MỸ 3 - BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ MỸ 3 - BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III - Bà Rịa Vũng TàuTổng diện tích: 999haĐịa chỉ: Xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt NamChủ đầu tư: PHUMYIII-IP-BRVTThời hạn vận hành: 05/2020 - -Thời gian hoạt động của KCN: 70 (bảy mươi) năm, kể...
Khu Công Nghiệp Đá Bạc - Bà Rịa -Vũng Tàu

Khu Công Nghiệp Đá Bạc - Bà Rịa -Vũng Tàu

KHU CÔNG NGHIỆP ĐÁ BẠC - BÀ RỊA -VŨNG TÀU. Thông tin về doanh nghiệp và Khu Công Nghiệp . – Tên chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đông Á Châu Đức.– Địa chỉ: KCN Đá Bạc,...
Translate »