Long An: cho bất động sản công nghiệp đang thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
Quỹ đất rộng, mặt bằng giá đất còn khá thấp, hạ tầng giao thông đồng bộ… đang là những ưu thế vượt trội giúp thị trường BĐS Long An trở thành điểm “nóng” hút giới đầu tư, đặc biệt là đối với BĐS công nghiệp. “Cú hích” từ hạ tầng Long An là tỉnh thuộc ĐBSCL […]
Ngày đăng: 22.05.2023
Quỹ đất rộng, mặt bằng giá đất còn khá thấp, hạ tầng giao thông đồng bộ… đang là những ưu thế vượt trội giúp thị trường BĐS Long An trở thành điểm “nóng” hút giới đầu tư, đặc biệt là đối với BĐS công nghiệp.
“Cú hích” từ hạ tầng
Long An là tỉnh thuộc ĐBSCL nằm giáp ranh với TP.HCM, đây là lợi thế “vàng” giúp tỉnh này thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư. Ngoài ra, Long An còn là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực ĐBSCL, là cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nắm bắt được lợi thế về địa lý, những năm qua tỉnh Long An đã và đang tập trung hoàn thiện hạ tầng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp làm động lực cho sự phát triển. Hiện, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông của tỉnh đang được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao về kinh tế.
Về cơ sở hạ tầng, Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch hạ tầng quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể, Long An đang dần hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 62; Quốc lộ N2 nối từ Củ Chi đi xuyên suốt vùng Đồng Tháp Mười chuẩn bị đưa vào khai thác trong tương lai gần; Quốc lộ N1 cũng chuẩn bị được đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, Long An còn là tỉnh được thừa hưởng lợi thế lớn từ tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Được đưa vào hoạt động từ năm 2010, tuyến cao tốc này đã góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Tây Nam Bộ đi Đông Nam Bộ. Bên cạnh tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Long An còn có tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành vẫn đang được đầu tư xây dựng. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ tạo ra một trục phát triển mới kết nối Long An với hệ thống cảng quốc tế Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải và sân bay Long Thành…
“Cú hích” từ hạ tầng giúp Long An vươn lên trở thành tâm điểm hút giới đầu tư BĐS.
Cùng với đó, tỉnh này cũng đang xây dựng một số tuyến tránh để giảm nghẽn giao thông, trong đó có 3 công trình giao thông trọng điểm là trục động lực TP.HCM – Tiền Giang – Long An, đường 830 và đường Vành Đai TP.Tân An. Đặc biệt, việc đầu tư dự án xây dựng Cảng Quốc tế tại Long An cũng sẽ góp công lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm ách tắc giao thông, giảm chi phí vận tải cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và cả khu vực ĐBSCL.
Sự đầu tư chỉnh chu về hạ tầng, cùng với các chính sách hấp dẫn thu hút đầu tư của tỉnh đang là “bệ phóng” giúp nền kinh tế Long An “bứt phá”, vươn lên mạnh mẽ. Trong đó, hưởng lợi lớn nhất sẽ là ngành công nghiệp.
BĐS công nghiệp lên ngôi
Thời gian gần đây, với sự gia tăng dân số quá nhanh ở TP.HCM, cùng sự đắt đỏ về giá đất đã khiến cho người dân ở TP này có xu hướng di chuyển về các tỉnh vùng ven, đặc biệt là Long An để sinh sống và làm việc.
Với ưu thế là địa phương nằm trong vùng tam giác vàng đón xu thế giãn dân của TP.HCM, sở hữu lợi thế về quỹ đất rộng, mặt bằng giá đất còn khá thấp, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông đã giúp Long An trở thành “thỏi nam châm” hút nguồn nhân lực từ các địa phương trên cả nước đổ về lập nghiệp. Đây chính là tiền đề quan trọng để thúc đẩy các Khu công nghiệp (KCN) và Cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh phát triển.
Những năm gần đây, Long An đang là khu vực thu hút mạnh vốn đầu tư vào ngành công nghiệp từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay, tổng số dự án FDI đăng ký trên địa bàn tỉnh là 1.009 dự án, với vốn đăng ký là 6,15 tỉ USD. Trong tương lai, những con số này dự kiến tiếp tục tăng, bởi Long An sẽ trở thành 1 trong 3 trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam.
Quỹ đất rộng, hạ tầng giao thông đồng bộ, nhân lực dồi dào… đang là những ưu thế khiến thị trường BĐS công nghiệp Long An ngày càng trở nên sôi động.
Theo ghi nhận, tình hình giao dịch mua bán BĐS công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian qua đang “nóng” hơn bao giờ hết. Trong đó, huyện Đức Hòa được đánh giá là sôi động bậc nhất.
Hiện trên địa bàn huyện Đức Hòa đang có gần 20 KCN, CCN hàng đầu khu vực về thu hút vốn FDI với hàng trăm nghìn lao động. Trong đó, KCN Đức Hòa III đang là KCN có quy mô lớn hàng đầu của huyện với tổng diện tích khoảng 1.852ha.
Sở dĩ giao dịch BĐS tại huyện Đức Hòa được đánh giá sôi động bậc nhất là nhờ vào lợi thế về vị trí địa lý sẵn có. Đây là huyện có thể kết nối dễ dàng đến các khu vực kinh tế trọng điểm như: Tây Nguyên, ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Campuchia. Ngoài ra, với khoảng cách rất gần TP.HCM, huyện Đức Hòa còn được quy hoạch trở thành đô thị vệ tinh của TP. Theo đó, huyện này sẽ được định vị trở thành trung tâm phát triển công nghiệp phụ trợ và chế biến.
Sở hữu lợi thế lớn về vị trí địa lý, cùng sự “ăn theo” từ hạ tầng giao thông, huyện Đức Hòa đã nhanh chóng vươn lên trở thành tâm điểm của BĐS công nghiệp Long An. Góp phần làm cho thị trường BĐS công nghiệp khu vực ngày càng sôi động và trở thành “vùng đất hứa” cho BĐS công nghiệp “lên ngôi”.
Nhà xưởng cho thuê tại Khu Công Nghiệp Bình Dương.
Giới thiệu tổng quan về dự án nhà xưởng cho thuê :
Tổng diện tích lô đất : 38.000 m2 (3,8 ha).Mật độ xây dựng : 60...
Cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ là 'cửa ngõ phía Nam'BÀ RỊA - VŨNG TÀUChiếm 30% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container cả nước, cảng Cái Mép - Thị Vải được kỳ vọng sẽ trở thành cửa ngõ giao thương phía...
Bình Dương hiện có 4.092 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39,73 tỷ USD, chiếm 9% tổng vốn đầu tư FDI cả nước.Ngày 25/3, UBND tỉnh Bình Dương đã trao giấy phép đầu tư cho 4 dự...
Bình Dương trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ, đô thị thông minh
Quy hoạch tỉnh Bình Dương trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ, đô thị thông minh
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, đi...
Bình Dương thu hút gần 40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Bắc Giang: Phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đạiTheo Tỉnh ủy Bắc Giang, những năm tới, tỉnh xác định phát triển công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là trụ cột, động lực chính...