Hồ Chí Mình hồi phục mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm.

Chi tiết - Hồ Chí Mình hồi phục mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm.

Hồ Chí Mình hồi phục mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm.

Kinh tế thành phố Hồ Chí Mình hồi phục mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm. Tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn TP.HCM 9 tháng đầu năm 2022 ước tính lần 1 tăng 9,44% so cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2022 là 6 – 6,5%). Dự kiến […]

Ngày đăng: 22.05.2023

Kinh tế thành phố Hồ Chí Mình hồi phục mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm.

Tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn TP.HCM 9 tháng đầu năm 2022 ước tính lần 1 tăng 9,44% so cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2022 là 6 – 6,5%). Dự kiến có khoảng 15/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm 2022…

Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2022 của Ủy ban nhân dân TP.HCM cho biết kinh tế tp HCM phục hồi mạnh mẽ và tiếp tục đà tăng trưởng và nhấn mạnh thêm: Kinh tế Thành phố tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.

THU NGÂN SÁCH TĂNG 27,7%

Đây cũng là thời điểm tròn một năm TP.HCM triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố về Kế hoạch tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.

Số liệu của Cục Thống kê TP.HCM cho biết tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 tăng 27,7% so cùng kỳ 2021; trong đó các khoản thu liên quan đến bất động sản tăng 152,3% so cùng kỳ, dầu thô tăng 116,0%. Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách địa phương giảm 2,3% so cùng kỳ.

Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 349.902 tỷ đồng, đạt 90,5% dự toán và tăng 27,7% so cùng kỳ 2021. Cụ thể:

  • Thu nội địa ước thực hiện 222.039 tỷ đồng, đạt 85,5% dự toán, chiếm 63,5% tổng thu cân đối và tăng 26,3% so với cùng kỳ.
  • Thu dầu thô ước thực hiện 23.114 tỷ đồng, vượt 120,1% dự toán, chiếm 6,6% tổng thu cân đối và tăng 116,0%.
  • Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 104.739 tỷ đồng, đạt 89,9% dự toán, chiếm 29,9% tổng thu cân đối và tăng 19,7%.
  • Thu cân đối ngân sách địa phương lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, ước thực hiện 84.456 tỷ đồng, đạt 50,1% dự toán, chiếm 24,1% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước và tăng 33,2% so với cùng kỳ.

Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 44.230 tỷ đồng, đạt 44,4% dự toán và giảm 2,3% so cùng kỳ. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) ước thực hiện 42.799 tỷ đồng, đạt 44,2% dự toán và giảm 1,3% so cùng kỳ.

Về hoạt động huy động vốn và tín dụng, Cục Thống kê TP.HCM nhận định, thị trường tiền tệ trên địa bàn được duy trì ổn định, trong đó lãi suất, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt. So với cuối năm 2021, khối ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động bằng VNĐ tăng 0,06% – 0,72%/năm đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, tăng 0,36% – 0,59%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng và lãi suất cho vay tăng 0,21% – 0,98% tùy kỳ hạn. Tính đến 01/9/2022, tổng vốn huy động tăng 7,5% so cùng kỳ và dư nợ tín dụng tăng 17,8%.

Tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM tính đến ngày 01/9/2022 đạt 3.154,0 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 17,8% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ tín dụng bằng VND đạt 2.51,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 93,6% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 18,7% so với cùng kỳ; dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 202,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,4%, giảm 1,2% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ.

CÓ 15/19 CHỈ TIÊU ĐẠT VÀ VƯỢT

Ghi nhân cùng với đà tiếp tục phục hồi mạnh mẽ theo báo cáo của Ủy ban nhân dân TP.HCM, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm ước tăng 9,71% so với cùng kỳ.

Về thương mại và dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 804.728 tỷ đồng, tăng 25,9% so cùng kỳ. Tính từng quý như sau: Quý I, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chiếm tỷ trọng 31,3% tổng mức 9 tháng, giảm 7,7% so với cùng kỳ; quý 2 chiếm tỷ trọng 33,8% tăng 12,1% so với cùng kỳ; và quý III chiếm tỷ trọng 34,8% bằng 2,26 lần so cùng kỳ. Cụ thể:

  • Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng ước đạt 466.000 tỷ đồng, tăng 21,1% so với kỳ. Trong đó nhiều nhóm hàng tăng cao như nhóm hàng vật phẩm văn hóa giáo dục (+54,3%); nhóm hàng xăng dầu (+36,0%); nhóm hàng may mặc (+30,2%); nhóm hàng ô tô (+26,4%); nhóm hàng lương thực thực phẩm (+11,4%); nhóm hàng may mặc (+37,4%).
  • Doanh thu lưu trú và ăn uống 9 tháng đầu năm 2022 đạt 60.955 tỷ đồng, tăng 92,1% so với cùng kỳ. Bao gồm dịch vụ lưu trú tăng 134,4%; dịch vụ ăn uống tăng 88,5%. Doanh thu dịch vụ lữ hành 9 tháng đạt 4.715 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,6% trong tổng mức bán lẻ và tăng 147,3% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ và tiêu dùng khác 9 tháng đạt 273.058 tỷ đồng tăng 23,8% so với cùng kỳ…
  • Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Cục Thống kê TP.HCM cho biết, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý 3/2022 tăng 0,69% so với quý 2 và tăng 2,34% so cùng kỳ. Trong đó, chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 1,05% so với quý trước; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,69%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,79%; cung cấp nước, và xử lý rác thải tăng 0,06%.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố tăng 19,6% so với cùng kỳ. Chia ra như sau: Ngành khai khoáng tăng 77,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,3%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 10,2%.

Đối với ngành công nghiệp cấp II, có 26/30 ngành có IIP 9 tháng đầu năm 2022 tăng so cùng kỳ. Đối với bốn ngành công nghiệp trọng điểm, IIP 9 tháng đầu năm 2022 tăng 24,4% so cùng kỳ. Trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm, ngành hóa dược tăng 35,1%; ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 32,8%; ngành cơ khí tăng 14,2%; ngành sản xuất hàng điện tử tăng 5,3%.

Đối với ba ngành công nghiệp truyền thống (dệt, sản xuất trang phục, sản xuất da và các sản phẩm liên quan), IIP ba quý đầu năm 2022 tăng 26,3% so cùng kỳ.

Cục Thống kê TP.HCM cũng đã ghi nhận các ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về xu hướng kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo đó, có 32,6% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh quý 3 tốt hơn lên so quý 2; 34,7% giữ ổn định và 32,7% khó khăn hơn. Trong đó, 75,0% doanh nghiệp nhà nước nhận định rằng tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định; tỷ lệ này ở doanh nghiệp ngoài nhà nước; có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 67,8% và 64,0%.

Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý 4 năm 2022 so với quý 3 năm 2022, có 41,5% doanh nghiệp đánh giá tốt hơn, 36,3% giữ ổn định và 22,2% khó khăn hơn. Có 88,9% doanh nghiệp nhà nước có cái nhìn tích cực về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV trong khi tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 78,7% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 72,7%.

User Ava

Vũ Xuân Hiệp

Translate »

    Đặt lịch