Bộ sưu tập
Khu công nghiệp Rạng Đông – Nam Định
Khu công nghiệp Rạng Đông – Nam Định
Tổng diện tích: 51ha
Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chủ đầu tư: RANGDONG-IP-ND
Thời hạn vận hành: 01/2017
Giá: 60 USD/m2 Chưa bao gồm VAT
Mật độ XD (%): 60 (%)
Tỷ lệ lấp đầy: Đang cập nhật
Tổng quan chung về khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông
Nam Định nằm ở vị trí trung tâm phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 100 km về phía Đông – Bắc. Giữ vai trò cửa ngõ giúp lưu thông hàng hóa của cả miền Bắc với các tỉnh thành miền Trung thông qua hệ thống giao thông đồng bộ, như đường sắt thống nhất Bắc – Nam, các trục đường quốc lộ gồm đường 10, đường 12, đường 21, đường 38. Cùng với những lợi thế trên, Nam Định còn được Chính phủ hoạch định trở thành trung tâm dệt may của phía Bắc, vì vậy trong những năm gần đây Nam Định có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp.
Tính đến tháng 9-2018, Nam Định có 9 KCN : gồm 4 KCN đã đi vào hoạt động đó là KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh, KCN Dệt May Rạng Đông (Aurora IP) .Với 98 dự án FDI, tổng vốn đăng ký gần 3,3 tỷ USD. Có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư, với các nhà đầu tư tiêu biểu đến từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong, Mỹ, Đức…
Tiêu biểu cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định phải nói đến sự đóp góp của khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông. Khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông nằm trong khu kinh tế Ninh Cơ, thuộc thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông được quy hoạch xây dựng trở thành trung tâm sản xuất, thương mại, dịch vụ về dệt may và thời trang hàng đầu Việt Nam, với diện tích hơn 2.000 ha, được định hướng là KCN xanh, sạch, bền vững và phát triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ 2017-2022), có diện tích 519,6 ha, tổng mức đầu tư khoảng 5000 tỷ đồng, dự kiến sản xuất 1 tỷ mét vải; giai đoạn 2 (từ 2023-2030), nâng sản lượng vải lên 1,5 tỷ mét, hoàn thiện chuỗi cung ứng trên diện tích 850 ha; giai đoạn 3 (từ 2031-2035), hình thành đô thị thương mại, dịch vụ dệt, may thời trang hiện đại trên diện tích 675 ha.
Chủ đầu tư của khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông là: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Rạng Đông (RDI)
Khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông được định hướng là khu công nghiệp thân thiện với môi trường, với các ngành công nghiệp đầu tư như: Sản xuất may mặc, hàng da, túi xách, kéo sợi, dệt vải, in – nhuộm, sản xuất phụ kiện, bao bì; công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ văn phòng và hỗ trợ khác…
Vị trí địa lý và giao thông
Khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông nằm ở vị trí giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa:
Cách thành phố Nam Định 50km theo tỉnh lộ 490C
Cách đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tính từ nút giao thông Cao Bồ 46km theo đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Cách Cảng Hải Thịnh (Nam Định) 10 km
Cảng Hải Phòng 140 km
Cảng biển nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) 200 km
Cách sân bay Quốc tế khoảng 160km
Khu công nghiệp còn nằm giữa hai con sông lớn là sông Đáy và sông Ninh Cơ với nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy cung cấp nước để phục vụ cho các cơ sở dệt nhuộm…
Dự kiến trong giai đoạn 2019 – 2021, đường nối cao tốc Bắc Nam từ nút giao Cao Bồ (Ninh Bình), đường cao tốc ven biển nối liền sáu tỉnh phía Bắc, tuyến cầu Thịnh Long vượt sông Ninh Cơ, tuyến cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình hoàn thành sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.
Cơ sở hạ tầng và tiện ích khách
Khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông được đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại: gồm hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống đèn chiếu sáng, nhà máy cung cấp nước sạch có tổng công suất thiết kế 170.000m3/ ngày đêm. Nhà máy xử lý nước thải có tổng công suất thiết kế 110.000m3/ ngày đêm (công suất giai đoạn 1 là 5000m3/ngày đêm). Dịch vụ logistics tối ưu hóa chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả nhờ hệ thống cảng biển kết nối đến khu công nghiệp.
Bên cạnh hạ tầng kĩ thuật được đầu tư chất lượng thì không gian sống tại khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông cũng được chủ đầu tư đặc biệt chú trọng khi phát triển hệ thống tiện ích an sinh hiện đại đầy đủ như: trường học, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng; trung tâm hỗ trợ và tư vấn lao động; khu nhà ở công nhân; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; nhà hàng, cà phê cùng các dịch vụ ẩm thực khác…
Nhà đầu tư tham gia tại khu công nghiệp Rạng Đông
Khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông nằm trong khu kinh tế Ninh Cơ, được định hướng khu công nghiệp xanh – sạch – bền vững, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại hứa hẹn sẽ không ngừng thu hút đầu tư quốc tế với các doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản.. tham gia (đặc biệt đối với lĩnh vực dệt may)
Chi phí và thời gian hoạt động tại khu công nghiệp Rạng Đông
Thời gian dự án:
50 năm kể từ ngày cấp chứng nhận đầu tư.
Nhà đầu tư có thể thuê lâu dài hoặc chuyển nhượng, đầu tư
Trong quá trình thuê nhà đầu tư có thể cho thuê lại hoặc chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác
Chi phí đầu tư:
Giá thuê đã có hạ tầng: 60-65 USD/m2
Giá điện: giờ cao điểm là 0,1USD /kwh; giờ bình thường là 0,05USD /kwh; giờ thấp điểm là 0,03USD /kwh.
Giá nước: 0,4USD/ m3
Giá nhân công: với giá tham khảo là 200-500 USD/người/tháng. Tùy theo vị trí công việc
Phí quản lý: 0,2USD /m2/năm
Phí xử lý nước thải: 0,28USD/m3
Ưu đãi đầu tư tại khu công nghiệp Rạng Đông
Về thuế:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ): Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo khi nhà đầu tư đầu tư trong khu công nghiệp
Tiền thuê đất (Nghị định số: 46/2014/NĐ-CP): miễn tiền thuê đất đối với:
Dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều 149 Luật Đất đai.
Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.( Nghị định 82/2018/NĐ-CP)
Thủ tục pháp lý: Nhà đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề liên quan khác trong triển khai thực hiện dự án.( Nghị định 82/2018/NĐ-CP).
Nguồn lao động tại khu công nghiệp Rạng Đông
Tính đến 2018 dân số tỉnh Nam Định là khoảng 2 triệu người,đây sẽ là nguồn cung dồi dào cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thì hệ thống cơ sở đào tạo nghề của tỉnh Nam Định ngày càng được mở rộng và nâng cao về chất lượng. Tính đến năm 2018, Nam Định có 44 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với quy mô đào tạo 30.200 học viên/năm, ở 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề; trung cấp nghề và sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng. Trong những năm qua, các cơ sở đào tạo nghề đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên đủ về số lượng và đạt chuẩn về chuyên môn với cơ cấu phù hợp. Các cơ sở chuyển từ đào tạo nghề cho người lao động theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo nhu cầu của người học nghề và yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Không những vậy, Nam Định còn nằm ở vị trí trung tâm phía Nam của Đồng bằng sông Hồng cho nên sẽ thu hút được rất nhiều lao đông của các tỉnh, lân cận. Đây cũng là nguồn cung ứng dồi dào cho nhu cầu sử dụng lao động cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Gửi yêu cầu cho chúng tôi
Hỗ trợ trực tuyến
số 72 đường N19, Khu Phố 1, Phường Phú Tân, Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương