Bộ sưu tập
Khu công nghiệp Ô Môn – Cần Thơ
Khu công nghiệp Ô Môn-Cần Thơ (Ô Môn-IP-Cần Thơ)
Tổng quan chung về khu công nghiệp Ô Môn
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm và là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường sông, đường bộ, đường biển và đường hàng không, thông thương của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Không những vậy, Cần Thơ còn là thành phố giàu tiềm năng, giữ vai trò rất quan trọng cả về kinh tế – xã hội và an ninh, quốc phòng, là động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tính đến năm 2019, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 8 khu công nghiệp tập trung, bao gồm: KCN Trà Nóc 1 (135 ha); KCN Trà Nóc 2 (157 ha, nằm liền kề KCN Trà Nóc 1); KCN Hưng Phú 1 (262 ha); KCN Hưng Phú 2A (134 ha); KCN Hưng Phú 2B (62 ha); KCN Thốt Nốt (600 ha; KCN Ô Môn có diện tích 256 ha; KCN Bắc Ô Môn có diện tích 400 ha.
Phía Đông Bắc giáp sông Hậu, Phía Đông Nam Giáp rạch Cái Chôm và Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phía Tây Bắc giáp rạch Nọc, phía Tây Nam giáp Khu dân cư và Quốc lộ 91.
Khu công nghiệp Ô Môn nằm ở phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ ,với diện tích quy hoạch là 256ha, do Công ty cổ phần Hiệp Hòa Phát làm chủ đầu tư.
Hạ tầng của khu công Ô Môn đang được đầu tư xây dựng đồng bộ và đang được hoàn thiện,với nguồn cung cấp điện được đảm bảo từ lưới điện quốc gia và Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn; nguồn nước mặt và nước ngầm bảo đảm nhu cầu sử dụng nước của dự án; thông tin liên lạc tại khu vực dự án đã được xây dựng thuận lợi cho kết nối và giao dịch quốc tế; hạ tầng giao thông kết nối trực tiếp với Quốc lộ 91 và các đường chính trong khu vực, chịu lực được xe tải trọng đến 30 tấn.
Vị trí địa lý và giao thông
Khu công nghiệp Ô Môn nằm ở vị trí thuận lợi, hôi tụ đầy đủ các loại hình giao thông cho việc vận chuyển lưu thông hàng hóa:
Phía Đông Bắc giáp sông Hậu, Phía Đông Nam Giáp rạch Cái Chôm và Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phía Tây Bắc giáp rạch Nọc, phía Tây Nam giáp Khu dân cư và Quốc lộ 91.
Cách trung tâm thành phố Cần Thơ 16km
Cách sân bay Cần Thơ 10km
Cách cảng Cần Thơ 10km, cảng Cái Cui 30 km
Cách cầu Cần Thơ 23km
Cách Quốc lộ 1A là 22km
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 187 km
Thời gian và chi phí hoạt động tại khu công nghiệp Ô Môn
Thời gian dự án:
50 năm kể từ ngày cấp chứng nhận đầu tư.
Nhà đầu tư có thể thuê lâu dài hoặc chuyển nhượng, đầu tư
Trong quá trình thuê nhà đầu tư có thể cho thuê lại hoặc chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác
Chi phí đầu tư tại khu công nghiệp Ô Môn:
Giá thuê đã có hạ tầng: 100-120 USD/m2
Giá điện: giờ cao điểm là 0,1USD /kwh; giờ bình thường là 0,05USD /kwh; giờ thấp điểm là 0,03USD /kwh.
Giá nước: 0,4USD/ m3
Giá nhân công: với giá tham khảo là 200-500 USD/người/tháng. Tùy theo vị trí công việc
Phí quản lý: 0,2USD /m2/năm
Phí xử lý nước thải: 0,28USD/m3
Ưu đãi đầu tư tại khu công nghiệp Ô Môn
Tiền thuê đất (Nghị định số: 46/2014/NĐ-CP): miễn tiền thuê đất đối với:
Dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Ưu đãi về thuế nhập khẩu (Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016): Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:
Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;
Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Nguồn lao động tại khu công nghiệp Ô Môn
Tính đến năm 2019, dân số thành phố Cần Thơ là 1.282.274 người; trong đó nhóm dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) chiếm tỷ trọng lớn (71,20% dân số) được xem là một lợi thế về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế cho Thành phố Cần Thơ. Cùng với lợi thế nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên Thành phố Cần Thơ sẽ thu hút được rất nhiều lao động của các tỉnh lân cận khác, đây sẽ là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ nói chung và khu công nghiệp Hưng Phú 1 nói riêng.
Bên cạnh đó, Thành phố Cần Thơ còn rất chú trọng đến đào tạo chất lượng nguồn lao động: theo thống kê năm 2019, có 73 đơn vị thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó có: 7 trường cao đẳng, 3 phân hiệu đào tạo trình độ cao đẳng trở xuống; 14 trường đào tạo trình độ trung cấp trở xuống; 25 trung tâm GDNN; 24 cơ sở doanh nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng. Đây sẽ là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Gửi yêu cầu cho chúng tôi
Hỗ trợ trực tuyến
số 72 đường N19, Khu Phố 1, Phường Phú Tân, Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương